Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Renzo Piano and Thang Long Theatre

Renzo Piano and Thang Long Theatre

VNRE - Among these units were invited to attend the competition for the Thang Long Theatre, there are the biggest names in world architecture village such as: Renzo Piano, Norman Foster, Tadao Ando... Renzo Piano is the ultimate winner.



According to Nguyen Chi Tam, Director of HighEnd Architecture, who worked 10 years for the Renzo Piano in Paris (France) and now he is representative people of the Renzo Piano Building Workshop in Vietnam, "although there are many projects around the world but architect Renzo Piano has directly planned the design for Thang Long Theatre, not quite leave for his partners".

"Renzo has great passion for architecture. Thang Long Theatre project with him is not only an interesting challenge about cultural, artistic but also because 1,000 years old history of the Hanoi capital", Mr Tam said.




Thang Long Theatre design consists of 3 blocks, the main theater and two large squares are the outdoor stage. During the day it will be a great water station, and is the space for outdoor exhibition. The main work is organized harmoniously, classical concert hall is arranged on performing multi-function room. Main structure uses steel materials, glass, roofing system apply to the accumulate energy technology, the parapet system uses the water glass pipes reduces heat radiation in summer.

I dreamed of a amazing lamp for the new city beside the West Lake of Hanoi. I dreamed about a place where life continues on the night. A place where light bloom and spread, a place where people sit to contemplate and absorb the essence of cultural and richness of life.

(From the introduction of the scheme of Renzo Piano)


"Renzo Piano decided about the idea, designed the basic issues. He's like a talented worker than a manager or business, "Mr Tam said.

In each project, Renzo is working very closely with the design team and his special interest in the context of the works as well as indigenous culture. In many of his projects, Renzo has invited experts of cultural, historical researchers to discuss with his partners. Then he would make sketche ideas and continue to discuss the draft until he has the best idea. With Thang Long Theatre project, too, Renzo Piano Building Workshop with the local consultant is HighEnd Architecture had a working session with Hanoi to discuss issues about the idea, the meaning of work in the context of celebrating 1,000 years of Thang Long - Hanoi.

Renzo Piano has also associated with structural consultants Bollinger & Grohmann, energy consultant ARUP and consultants on sound system to design this project. The energy-saving elements and close to nature are especially important.

Renzo Piano on Wikipedia.
Photos credit by Highend Architecture

Jean Nouvel Bảo tàng Louvre Abu Dhabi

Bảo tàng Louvre Abu Dhabi

Write e-mail In PDF.

Được xây dựng từ thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Pháp, Bảo tàng Louvre Abu Dhabi sẽ kết nối văn hóa của Abu Dhabi và sự tuyệt vời của các bảo tàng Pháp.

Dự kiến được hoàn thành vào năm 2012-2013, đây sẽ là một trong những phòng trưng bày nghệ thuật hàng đầu thế giới, đánh dấu sự hợp tác về văn hóa chưa từng có giữa Abu Dhabi và Pháp.

Bảo tàng Louvre Abu Dhabi chính thức được xây dựng ngày 26-5-2009 trên hòn đảo Saadiyat (hòn đảo hạnh phúc), nơi sinh sống của một cộng đồng 150.000 người. Đây chỉ là một phần nhỏ trong dự án phát triển du lịch và văn hóa lớn nhất vùng vịnh Ả Rập với tổng chi phí hơn 20,7 tỉ EUR.

Hòn đảo có 30km mặt nước và nhiều tài sản tự nhiên, trong đó có những khu rừng đước đang được phát triển để trở thành điểm du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng quốc tế chiến lược và đánh dấu một kỷ nguyên mới trong cuộc cánh mạng nhanh chóng của Abu Dhabi, vương quốc lớn nhất trong số bảy vương quốc hợp thành Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

Đảo được nối với TP Abu Dhabi nhờ con đường Saadiyat Link, nối huyện Shahama với đảo Saadiyat và với cây cầu 10 làn đường Saadiyat - đang được xây dựng từ vùng Mina Zayed của Abu Dhab.


Toàn cảnh Bảo tàng Louvre Abu Dhabi với những cây chà là rợp bóng

Là bảo tàng toàn cầu đầu tiên được xây dựng ở Trung Đông, Louvre Abu Dhabi sẽ cho ra đời một viện văn hóa mới tầm cỡ thế giới trên đất Ả Rập. Mục đích cuối cùng của Abu Dhabi trong việc xây dựng Bảo tàng Louvre Abu Dhabi là tạo ra một nơi trao đổi sâu và ý nghĩa hơn giữa những người trong vùng Trung Đông và khắp nơi trên thế giới.

Bảo tàng Louvre Abu Dhabi sẽ đưa ra những ví dụ về mối tương quan giữa những thành tựu nghệ thuật của các nền văn hóa và các thời đại khác nhau trên thế giới, từ cổ xưa nhất đến mới nhất, vượt qua ranh giới của công nghệ và địa lý.

Phòng trưng bày mới này đã được sự đồng ý của bảo tàng lớn nhất thế giới Louvre Paris để mang tên Louvre và mượn một số tác phẩm nghệ thuật cũng như tổ chức các triển lãm đặc biệt. Để được sử dụng cái tên Louvre trong vòng 30 năm, Abu Dhabi phải trả 400 triệu EUR. Trong việc trao đổi các tác phẩm nghệ thuật, những triển lãm đặc biệt và kinh nghiệm quản lý, Abu Dhabi sẽ trả thêm 575 triệu EUR cho Pháp. Tổng giá trị hợp đồng đã được thỏa thuận là 975 triệu EUR.


Bảo tàng Louvre Abu Dhabi sẽ có mái vòm thủng lỗ chỗ cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu xuyên qua

Bảo tàng Louvre và những bảo tàng khác của Pháp như d’Orsay, Trung tâm Pompidou, Guimet, Quai Branly sẽ luân phiên cho Bảo tàng Louvre Abu Dhabi mượn một số công trình nghệ thuật từ sáu tháng đến hai năm để những du khách quay trở lại tham quan sẽ luôn có một trải nghiệm mới. Số lượng tác phẩm cho mượn sẽ giảm bớt dần và kết thúc sau 10 năm khi Bảo tàng Louvre Abu Dhabi xây dựng được bộ sưu tập riêng.

Với những tác phẩm mượn của các bảo tàng Pháp như d’Orsay và các công trình nghệ thuật từ bộ sưu tập của chính mình, Bbảo tàng Louvre Abu Dhabi sẽ tạo ra một "cuộc đối thoại" độc đáo giữa mỹ thuật, nghệ thuật trang trí và các di tích khảo cổ học. Những tác phẩm này đã được thu thập từ khắp nơi trên thế giới và được trưng bày theo một cách thức độc đáo. Đó chính là yếu tố trung tâm của bảo tàng.

Hãng kiến trúc Nathalie Crinière đã được lựa chọn để thiết kế Bảo tàng Louvre Abu Dhabi. Hãng đã giành được hợp đồng dự án sau một cuộc cạnh tranh giữa sáu hãng thiết kế được mời tham gia.

Ngoài việc cho ra đời bản thiết kế các phòng trưng bày bộ sưu tập cố định và kết hợp nó với thiết kế kiến trúc của Jean Nouvel, Hãng kiến trúc Nathalie Crinière sẽ phát triển tính thống nhất về hình khối cho Bảo tàng Louvre Abu Dhabi và thiết kế bảng ký hiệu chiếu sáng, quản lý và định hướng cũng như các thành phần đa phương tiện.

Thiết kế của Hãng Nathalie Crinière giúp cho những tác phẩm nghệ thuật đến gần với cuộc sống và kết hợp nhuần nhuyễn với một công trình kiến trúc mà Jean Nouvel miêu tả như là một hòn đảo trên một hòn đảo: một thành phố nhỏ với những tòa nhà nhỏ, ao và các phong cảnh tự nhiên, được bao phủ bằng một mái vòm xinh xắn như được làm bằng ren.

Được xây dựng ở toàn bộ đảo Saadiyat, bảo tàng rộng 24.200m² này gợi lên hình ảnh về một thành phố nổi trên biển với một tổ hợp các gian trưng bày, quảng trường, đường đi và kênh đào. Lơ lửng trên tổ hợp này sẽ là một hình thể được truyền cảm hứng từ phong cách kiến trúc Ả Rập truyền thống: một cấu trúc mái vòm nổi hình chiếc ô rộng và nông có đường kính khoảng 180m, được trang trí như mạng lưới với những mô hình lỗ chỗ xen kẽ nhau cho phép ánh sáng mặt trời chiếu lên, xuyên qua những tán lá chà là trong một ốc đảo.

Bảo tàng Louvre Abu Dhabi sẽ dành 6.000m² phòng trưng bày cho bộ sưu tập cố định và khoảng 2.000m² cho những triển lãm tạm thời có tầm quan trọng quốc tế. Với trên 6.000m² dành cho hoạt động triển lãm chính, bảo tàng sẽ giới thiệu một hệ thống các di tích khảo cổ học quan trọng và những công trình lớn của ngành mỹ thuật và trang trí trong tất cả các thời kỳ lịch sử, văn hóa và khu vực. Bằng việc sắp đặt những tác phẩm này theo ngữ cảnh cụ thể, hệ thống sẽ tạo ra một cuộc đối thoại giữa ba nền văn minh lớn, đó là châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bảo tàng Louvre Abu Dhabi do Jean Nouvel - kiến trúc sư người Pháp giành giải Pritzker năm 2008 - thiết kế. Giải Pritzker là giải thưởng kiến trúc thường niên của quỹ Hyatt, do Jay A. Pritzker lập năm 1979 và điều hành bởi dòng họ Pritzker. Đây là giải thưởng kiến trúc danh giá nhất thế giới, được xem như giải Nobel trong lĩnh vực kiến trúc.

Jean Nouvel đoạt giải thưởng Pritzker

Jean Nouvel đoạt giải thưởng Pritzker

Email In PDF.

Kiến trúc sư người Pháp, Jean Nouvel, đã trở thành chủ nhân của giải thưởng kiến trúc danh giá nhất thế giới, Pritzker Prize 2008. Lễ trao giải dự kiến tổ chức ở thủ đô Washington của Mỹ vào ngày 2/6.

Chủ tịch của Hyatt Foundation, quỹ tổ chức giải thưởng này, Thomas Pritzker, cho biết hội đồng thẩm định đã trao giải cho những sáng tạo không mệt mỏi và nỗ lực theo đuổi các ý tưởng mới, vượt qua mọi giới hạn của kiến trúc đơn thuần.

Từ nhỏ, Jean Nouvel đã là một fan cuồng nhiệt của điện ảnh. Ông đồng thời đam mê hội họa và muốn làm họa sĩ. Nhưng rồi cuối cùng, vì cha mẹ, ông trở thành kiến trúc sư. Lấy cảm hứng từ điện ảnh, Nouvel đã có nhiều công trình kiến trúc mang hơi thở điện ảnh.

Trong hơn 30 năm làm nghề, sự nhạy bén trong khả năng sáng tạo đã giúp Nouvel dám mạo hiểm trong các dự án của mình. Ngôn ngữ kiến trúc trong thiết kế của ông không đi theo bất kỳ một lối mòn nào. Có thể nói, ông là một kiến trúc sư đương đại luôn tham lam trong sáng tạo mà không coi sự thành công là mục tiêu hàng đầu.

Trong số khoảng 200 công trình của Nouvel, đáng chú ý nhất là Arab World Institute tại Paris. Công trình hoàn thành năm 1987 này được coi là sự táo bạo vào thời điểm đó và việc Cố tổng thống Francois Mitterand thông qua dự án cũng là một mạo hiểm. Tòa nhà được đánh giá cao bởi việc sử dụng ánh sáng tự nhiên rất thông minh. Lượng ánh sáng hấp thụ vào bên trong tòa nhà có thể được điều chỉnh nhờ những ống kim loại gắn trên mặt tiền của tòa nhà. Nouvel cũng là người thiết kế bảo tàng Quai Branly, mở cửa năm 2006, nơi được coi là bảo tàng nghệ thuật của các bộ lạc châu Á, châu Mỹ và Phi.

Các công trình khác của ông tại châu Âu còn có Cartier Foundation for Contemporary Art (Paris), Agbar Tower (Barcelona), Nhà hát lớn ở Lyon, một công trình nhà hát ở Copenhagen đang được xây dựng. Ngoài ra, ông còn khá nhiều công trình ở Mỹ.

Nouvel đã trở thành kiến trúc sư người Pháp thứ hai nhận giải thưởng này, sau Christian de Portzamparc, năm 1994. Giải thưởng Pritzker - được coi là Nobel trong lĩnh vực kiến trúc - được trao lần đầu năm 1979 với mục đích tôn vinh những kiến trúc sư có các công trình thể hiện tài năng và tầm nhìn sáng tạo. Lễ trao giải được tổ chức ở những thành phố khác nhau. Năm nay là năm thứ 30 nên buổi lễ sẽ trở lại nơi được tổ chức lần đầu. Giải thưởng cho Nouvel sẽ có trị giá 100.000 USD.

Hình ảnh một số công trình của Jean Nouvel

Arab World Institute tại Paris, công trình tạo nên tên tuổi của Nouvel.
Quai Branly Museum cũng được xây dựng ở Paris.
Guthrie Theater có thiết kế đặc biệt.

Một trong những tòa nhà văn phòng của Nouvel tại New York. Cao 15 tầng, sử dụng các chất liệu gồm kính, gỗ, thép...
Trung tâm hội nghị và văn hóa KKL tại Lucerne (Thụy Sĩ).

Agbar Tower tại Barcelona (Tây Ban Nha).

Tòa nhà khách sạn và bảo tàng có đỉnh bằng pha lê được xây dựng ở Mỹ.