Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Các kiến trúc cổ ở Rome

Các kiến trúc cổ ở Rome

Đăng ngày: 05:59 13-01-2009
Thư mục: Tổng hợp


File:Platner-forum-romanum-96-ssh.jpg

Original archeology sketch of the forum.

File:Forum Romanum Rom.jpg

Roman Forum tạm dịch là “hội trường La Mã”


Bài và ảnh: Trịnh Hảo Tâm

Rome là một trong những thành phố Âu Châu hiếm hoi không bị thiệt hại trong trận Ðệ Nhị Thế Chiến mặc dù bị máy bay đồng minh oanh tạc và Ðức Quốc Xã chiếm đóng.

Trong Thế Chiến Thứ Hai này nước Ý dưới sự lãnh đạo của nhà độc tài Benito Mussolini đã đứng về phe Trục Phát Xít gồm 3 nước Ðức, Ý, Nhật và đã thua trận. May mắn không bị chiến tranh tàn phá, thành phố Rome còn duy trì nhiều kiến trúc cổ mà người ta có thể chia các kiến trúc ở Rome qua các thời kỳ:


Di tích cổ Roman Forum có từ 5 thế kỷ trước Công Nguyên.

Thời kỳ La Mã Cổ (Ancient Rome): những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất trong thời kỳ này là Colosseum (Giác Ðấu Trường) được xây trong khoảng năm 70 đến 80 AD là vận động trường lớn nhất trong thời kỳ Ðế Quốc La Mã có thể chứa đến 60 ngàn khán giả.

Danh sách những công trình kiến trúc trong thời kỳ La Mã Cổ còn có Roman Forum (di tích cung điện), Domus Aurea (nhà cổ), đền Pantheon, cột Trajan, chợ Trajan, hầm mộ Catacombs (khoảng 40 vị trí khác nhau, có những cái mới tìm thấy vài năm gần đây),

File:DomusAurea.jpg

The Domus Aurea still lies under the ruins of the Baths of Trajan (shown here) and the surrounding park.

File:PantheonRomeModel.jpg

Model of the Pantheon as built by Hadrian in 126AD

Circus Maximus (khu giải trí, thể thao), nhà tắm Caracalla, Castel St. Angelo (kiến trúc hình tròn dùng làm lăng tẩm, thành lính, hiện nay là bảo tàng viện), lăng mộ Augustus, Ara Pacis, Arch of Constantine, Kim Tự Tháp Cestius và Bocca della Verità.

Thời kỳ Trung Cổ (Medieval): di sản những kiến trúc thời Trung Cổ của Rome được xem là lớn nhất trong các thành phố ở Ý, những nhà thờ như Santa Maria Maggiore và San Paolo Fuori le Mura nổi tiếng về những bức tranh cẩn đá Mosaics vào thế kỷ thứ tư.

Ngoài ra còn có các nhà thờ như Santa Maria ở Trastevere, Santi Quattro Coronati và Santa Prassede. Những tháp, đền, dinh thự như Torre delle Milizie, Torre dei Conti (cả hai ở cạnh Roman Forum).

Thời kỳ Phục Hưng (Renaissance): Phục Hưng là trào lưu văn hóa, nghệ thuật phát sinh khoảng thế kỷ 15 đến 17, thời kỳ này nhằm làm sống lại nghệ thuật và kiến trúc cổ xưa huy hoàng của Hy Lạp và La Mã. Kiểu kiến trúc này dùng nhiều cột đá tròn, những mái vòm hình bán cầu (như các tòa nhà Capitol ở Mỹ).

Khởi xướng phong trào Phục Hưng bắt đầu ở thành phố Florence do ông Filippo Brunelleschi chủ trương, sau lan rộng qua các thành phố Ý và các nước như Pháp, Ðức, Anh, Nga v.v...

Ở Rome công trình kiểu Phục Hưng nổi tiếng nhất là cung điện (palazzo) và công trường (piazza) Campidoglio của Michelangelo và nhiều cung điện khác hiện nay là cơ quan của chính phủ như Palazzo del Quirinale (hiện là dinh Tổng Thống), Palazzo Chigi (dinh Thủ Tướng), Palazzo Venezia, Palazzo Farnese, Palazzo Barberini v.v...

Thời kỳ kiến trúc kiểu Baroque: sau phong trào Phục Hưng người ta chuyển sang nghệ thuật kiến trúc mới gọi là Baroque. Hiện ở Rome kiểu Baroque có các công trường như Piazza Navona, Piazza di Spagna, Campo de Fiori, Piazza Venezia và thác phun nước Fontana di Trevi của Nicola Salvi.

Du khách không ai có thể viếng hết các di tích kiến trúc ở Rome, vì vậy chỉ xin giới thiệu những nơi đặc biệt cần phải xem.

Roman Forum

Ngay phía Tây Nam của vận động trường Colosseum du khách sẽ thấy một khu đất trống hoang tàn đổ nát với nhiều cột đá tròn đứng chơ vơ trơ gan cùng tuế nguyệt cạnh những nền nhà và những hố sâu đất đá cỏ cây loang lỗ. Ðó là di tích thành phố cổ với nhiều hội trường lớn thời xa xưa mà người ta gọi là Roman Forum tạm dịch là “hội trường La Mã”.

Roman Forum là khu trung tâm hành chánh, tôn giáo và thương mại từ thời La Mã Cổ khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, thời La Mã theo chế độ Cộng Hòa và guồng máy nhà nước được điều hành bởi một hội đồng gọi là Nghị Viện (Senate).

Trong thời kỳ này La Mã là một kinh đô lớn, ở vùng đồng bằng giữa hai ngọn đồi Palatine và Capitoline người ta đã xây những hội trường lớn gọi là Forum để hội họp, những đền thờ, chợ búa và cung điện.

Trải qua nhiều thế kỷ kế tiếp khu Forum được xây cất thêm trở thành trung tâm sinh hoạt của thành phố La Mã mở rộng, nơi đây hàng ngày Nghị Viện hội họp bàn thảo những luật lệ, những phiên tòa xử những vụ án, những buổi tế lễ, cầu nguyện, những lễ hội ăn mừng chiến thắng hay đám tang những chức sắc quan trọng.

Năm trăm năm trước Công Nguyên nhưng La Mã đã là một đất nước văn minh, có ngôn ngữ và chữ viết La Tinh, kỹ thuật kiến trúc có thể xây cất những đền đài, dinh thự bằng đá 3, 4 tầng lầu với những cột tròn đồ sộ, chạm khắc mỹ thuật tinh vi.

File:ForumRomanum.jpg

Những di tích là những cột đá của các ngôi đền thờ như đền Saturn

Trong khu Roman Forum hiện còn những di tích là những cột đá của các ngôi đền thờ như đền Saturn, đền Castor và Pollux, đền Vesta, Venus và Roma, Antoninus và Faustina, Caesar, Vespasian và Titus v.v... Ðế quốc La Mã suy tàn (khoảng năm 476 AD) khu Forum cũng suy tàn theo, những đền đài bị biến cải thành nhà thờ hay bị bỏ hoang phế.

Vào năm 800 tài liệu còn ghi lại, Forum không hơn là một mỏ đá lộ thiên cung cấp vật liệu cho những công trình xây dựng dưới thời Trung Cổ và Phục Hưng. Việc khai quật di chỉ khảo cổ bắt đầu từ thế kỷ 19 dưới thời Napoléon cai trị và được tiếp tục cho đến ngày nay.

Khu Forum không có bán vé cho du khách vào xem, chỉ những Tour có hướng dẫn mới phải trả lệ phí khoảng 3.50 Euro, du khách nên tham dự những Tour này, không thôi sẽ không hiểu nguồn gốc những di tích quý giá nơi đây.

File:Circus Maximus Rome.jpg

Circus Maximus (sân giải trí, thể thao cổ)

Nhớ mua nước uống mang theo vì khu này rất rộng mà không có các quán hàng nhằm bảo vệ cảnh quan cổ xưa. Gần khu Forum là các di tích như đồi Palatine, khải hoàn môn của vua Constantine, Domus Aurea là khu nhà cổ, Circus Maximus (sân giải trí, thể thao cổ).

Viện bảo tàng Vatican

Từ công trường Thánh Phêrô men theo bức tường thành về hướng Bắc sẽ đến Viện Bảo Tàng Vatican. Viện bảo tàng rất rộng lớn nên không thể đi một lần mà xem hết được, với vài tiếng đồng hồ du khách nên hoạch định trước những gì mình thích cần xem.

Viện Bảo Tàng Vatican là nơi sưu tập, triển lãm những tác phẩm nghệ thuật như tranh tượng, đồ cổ liên quan đến lịch sử giáo hội La Mã.


Sân trước Nhà Bảo Tàng Vatican.


Bên trong Nhà Bảo Tàng Vatican.
File:Musei Vaticani. Braccio Nuovo.JPG
The New Wing, Braccio Nuovo built by Raphael Stern.

Nhà bảo tàng thành lập cách nay hơn 500 năm, nguyên thủy là những tượng điêu khắc của Giáo Hoàng Julius II (1503-1515) sưu tầm được (hiện nay được lưu giữ tại khu “Cortile Ottagono” trong viện bảo tàng này).

Những giáo hoàng kế tiếp mỗi vị đều có những bộ sưu tầm nghệ thuật riêng do mua sắm hay các vua chúa hiến tặng, cho đến triều Giáo Hoàng Clement 14 (1769-1774) và Pius 6 (1775-1799) là những chủ nhân đầu tiên mở cửa những bộ sưu tầm này ra công chúng nhằm thăng tiến sự hiểu biết về văn hóa và lịch sử giáo hội.

Triều giáo hoàng kế tiếp là Pius 7 (1800-1823) đã mở thêm nhà Bảo Tàng Chiaromonti với những bộ trưng bày cổ vật, cũng như bộ sưu tầm Epigraphic Collection. Những triều giáo hoàng sau đó bổ sung thêm những cổ vật mới đào được như Etruscan Museum (1837) và Bảo Tàng Ai Cập (1839) v.v...

Ngày nay Viện Bảo Tàng Vatican là một quần thể rộng lớn tập hợp nhiều nhà bảo tàng của nhiều vị giáo hoàng khác nhau, trưng bày các tác phẩm của những danh họa, điêu khắc gia nổi tiếng của Ý cũng như Âu Châu như Leonardo da Vinci, Caravaggio, Fra Angelico, Giotto, Raphael, Titian v.v...

Cuối viện bảo tàng là nhà nguyện Sistine Chapel nằm trong khu vực Apostolic Palace là nơi Ðức Giáo Hoàng đương nhiệm cư ngụ. Sistine Chapel được Giáo Hoàng Sixtus IV xây từ năm 1477 đến năm 1480 nên nhà nguyện này đã lấy tên ngài, nhà nguyện được thế giới biết nhiều vì là nơi họp kín của các hồng y mỗi lần bầu chọn vị giáo hoàng mới.

Năm 1508 theo lời mời của Giáo Hoàng Julius II nhà điêu khắc Michelangelo đã vẽ trên trần nhà nguyện nhiều bức tranh lớn, tất cả rộng đến 12,000 square feet (1,100 m2) các cảnh trong sách Sáng Thế Ký (Genesis) như tranh Chúa Tạo Dựng Ông Adam, Ngày Phán Xét Cuối Cùng.

Nhiều họa sĩ khác cũng đã để lại trên các bức tường, trần nhà nhiều tác phẩm minh họa từ thánh kinh như Cuộc Ðời Thánh Moses, Chúa Bị Quỷ Cám Dỗ (họa sĩ Botticelli), Chúa Trao Chìa Khóa Cho Thánh Phêrô (họa sĩ Perugino) v.v...

Viện Bảo Tàng Vatican mở cửa khoảng 10 giờ đến 4 giờ 45 (giờ giấc thường thay đổi theo mùa, xin nghiên cứu trước từ Website www.vatican.va), vé vào cửa là 13 Euro và miễn phí vào các ngày Chủ Nhật cuối cùng của mỗi tháng.

Thường ngày số người sắp hàng vào viếng rất đông, hàng người kéo dài quanh bức tường phía Bắc, nên vào viếng Viện Bảo Tàng Vatican vào sáng Thứ Tư vắng người hơn vì là ngày người ta tập trung ở Công Trường Thánh Phêrô để được Ðức Giáo Hoàng ban phép lành vào lúc 11 giờ.

Muốn tham dự thánh lễ phép lành này, tín đồ hành hương phải lấy vé trước miễn phí ở Prefettura della Casa Pontifica (phía cánh phải nhà thờ Thánh Phêrô nơi có vệ binh Thụy Sĩ canh gác).

Castel Sant Angelo

Từ Tòa Thánh Vatican đi về phía bờ sông Tiber du khách sẽ thấy một thành lũy có 3 tầng hình tròn bằng đá như một pháo đài kiên cố. Ðó là Castel Sant Angelo được xây bởi Hoàng Ðế Hadrian từ năm 128 AD dùng làm lăng tẩm cho ông và gia đình. Sau đó được biến cải thành thành lũy chống giặc vào thế kỷ thứ 6 cho các triều đại giáo hoàng.

Tường thành từ Vatican được xây nối liền với thành lũy để chống quân giặc xâm nhập bằng thuyền trên sông Tiber. Trước thành lũy là cây cầu cổ Pont Sant Angelo cũng được Hoàng Ðế Hadrian xây từ năm 134 AD để nối với thành Rome.


Thành lũy Castel St Angelo bên dòng sông Tiber.
File:View Castel sant angelo.jpg
A view of Rome from atop the castle. Saint Peter's Basilica can be seen on the far left.

Hiện cây cầu chỉ dành cho khách bộ hành. Vé vào thành lũy Castel Sant Angelo là 5 Euro. Bên trong hiện là nhà bảo tàng, có quán cà phê trên sân thượng là nơi ngắm cảnh thành phố Rome rất đẹp nhất là những lúc hoàng hôn. Mở cửa từ 9 giờ sáng đến 7 giờ chiều và đóng cửa ngày Thứ Hai.

Bồn phun nước Trevi Fountains

Qua cầu Sant Angelo đi về hướng Ðông độ hơn 1 km sẽ gặp Bồn Nước Trevi ở công trường cùng tên. Nơi đây quang cảnh vào ban đêm tỏa sáng với ánh đèn màu lung linh huyền diệu chiếu trên thác nước và những bức tượng trong đó có thần Neptune đứng giữa.

Bồn nước được xây do lệnh của Giáo Hoàng Clement 12 nhằm làm sống lại nét huy hoàng của thời La Mã cổ. Tác giả bồn phun nước là Nicola Salvi xây theo kiểu Baroque vào năm 1732 và nước phun được lấy từ ống nước ngầm dẫn vào thành phố có từ thời Hoàng Ðế Augustus (năm 19 BC).


Bồn phun nước Trevi Fountains xây năm 1732.
File:Trevi Fountain, Rome, Italy 2 - May 2007.jpg
The Trevi Fountain is the largest — standing 25.9 meters (85 feet) high and 19.8 meters (65 feet) wide

Vào thời ấy chưa có máy bơm nên thiết kế một phông tên nước phun rất phức tạp phải áp dụng nguyên tắc bình thông nhau, đưa nước từ núi cao xuống chỗ thấp nước mới phun lên được. Dù bồn nước mới được đại trùng tu vào năm 1991 nhưng tất cả hình tượng vẫn giữ nét nguyên thủy.

Còn rất nhiều thắng tích nói lên trang lịch sử huy hoàng của thành phố cổ La Mã nữa cần phải viếng thăm nhưng riêng chúng tôi trong chuyến đi này chỉ có hai ngày đêm ngắn ngủi lưu lại đây nên không có thời giờ đi xem. Hẹn trong tương lai có dịp thuận tiện tôi sẽ trở lại Rome ở lâu hơn.

Ðêm cuối cùng ở thành phố cổ này, gần nửa đêm từ trên phòng khách sạn nghe nhiều tiếng nổ, tưởng là băng nhóm Mafia thanh toán nhau. Nhìn ra ngoài trời đêm trên ngọn đồi gần đó xẹt lên nhiều tia pháo bông rực rỡ kéo dài khoảng 10 phút.

Sáng ra hỏi nhân viên khách sạn thành phố ăn mừng lễ gì mà bắn pháo bông? Nhân viên khách sạn ngẩn ngơ vì Rome đâu có lễ gì, anh cho biết có lẽ một đám cưới hay một tiệc ăn mừng nào đó người ta đốt pháo bông cho vui!

Kết luận về du lịch Rome

Rome là một thành phố còn giữ được nhiều kiến trúc lịch sử cổ xưa đến 3, 4 ngàn năm nhất là những di tích liên quan đến Thiên Chúa Giáo mà du khách không thể nào xem hết trong một chuyến đi. Thành thử phải sắp xếp trước những gì cần phải xem, nếu không có thời giờ nghiên cứu thì nên giao hết cho những công ty du lịch, họ sẽ đưa đi những thắng cảnh chính cần phải đến gọi là “hight lights”.

Có thể tham dự theo Tour Âu Châu hay tự túc đáp máy bay đến Rome rồi mua City Tour ở các khách sạn. Từ phi trường quốc tế Leonardo Da Vinci ở Fiumicino về Rome (30 km) tiết kiệm và nhanh chóng hơn hết là đi xe điện, giá vé khoảng 11 Euro cứ 30 phút có một chuyến đi về ga chính ở Rome là ga Stazione Termini.

Di chuyển trong thành phố nên đi xe điện ngầm và xe Tram, nếu đón Taxi phải thỏa thuận giá cả trước vì những bác tài Ý này cũng lôi thôi trời đất. Thành phố có nhiều xe gắn máy và du khách trẻ gan dạ có thể mướn xe gắn máy dạo chơi, không nên đi xe đạp vì nguy hiểm.

Lái xe hơi đường sá khá phức tạp vì nhiều đường một chiều và không có chỗ đậu xe. Thành phố không lớn lắm, từ Vatican đi đến các điểm du lịch khác như Trevi Fountains, Forum, Colosseum đều có thể đi bộ được.

Khách sạn ở Rome rất đắt giá, rẻ nhất là ở khu nhà ga xe điện Stazione Termini nhưng khu vực này không được an ninh. Tốt nhất là mướn khách sạn ở khu Centro Storico gần khu ăn uống vui chơi về đêm là khu Trastevere.

Ăn uống ở Rome cũng rất mắc mỏ nhất là khu vực Vatican, tuy nhiên trong thành phố cũng có nhiều tiệm Mac Donald's, Burger King, Kentucky Fried Chicken và những chợ thực phẩm có bán sandwich (tiếng Ý là Panino), pizza, spaghetti với giá vừa phải.

Hai món sau là món chính gốc từ Ý nhưng không ngon như ở Mỹ, với Spaghetti sợi mì cứng, xốt cà loãng và chua, không có thịt bò bầm, không giống những nhà hàng Ý như Olive Garden và Roman Ribs ở Mỹ.

Ðề phòng nạn móc túi và giựt bóp nhất là ở những nơi lễ lạc đông người như ở công trường Thánh Phêrô nhưng đối với tôi thì không thấy một sự đe dọa nào qua những ngày ở Rome.

Ðến Rome cảm thấy như sống những ngày xa xưa ở những thế kỷ trước vì thành phố còn giữ được nét cổ và tôi có dịp thăm viếng, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa La Mã là một nền văn hóa lớn oanh liệt một thời.