Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

MÀU SẮC ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN

Kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của màu sắc đối với bệnh nhân cũng như các nhân viên y tế. Theo tư liệu nghiên cứu của GOA, màu sắc có tác dụng như sau:
o
Màu đỏ: Màu đỏ có tác dụng kích thích huyết mạch, giúp lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể. Vì vậy thường dùng để điều trị các bệnh như huyết áp thấp, bị liệt, bệnh thấp khớp và thiếu máu.

o Màu da cam: Màu da cam kích thích các dây thần kinh, dùng trong điều trị sỏi thận, sỏi mật, chứng thoát vị và bệnh viêm ruột thừa, đồng thời giúp vú tăng tiết sữa ở những phụ nữ mới sinh.

o Màu tím : Màu tím rất có lợi cho hệ thần kinh và rối loạn cảm xúc, bệnh viêm khớp và chứng mất ngủ.

o Màu vàng: Màu vàng rất tốt cho hệ tiêu hoá, giúp nhuận tràng, lợi tiểu và là chất kích thích não, nó cũng giúp điều trị bệnh tiểu đường, táo bón, rối loạn gan, thận, viêm thanh quản và bệnh giang mai.

o Màu tía : Màu tía hay màu chàm rất hữu ích trong việc điều trị rối loạn dạ dày, ra khí hư và chứng đau nửa đầu, có hiệu quả làm lành bệnh đục thuỷ tinh thể và các bệnh ở tai.

o Màu xanh lá cây : Có tác dụng giảm đau và an thần rất tốt, màu xanh lá điều trị hiệu quả các bệnh sốt, ung nhọt, viêm loét, bệnh cúm, cảm lạnh, rối loạn chức năng tình dục, ung thư và các loại viêm nhiễm.

o Màu xanh da trời: Màu xanh da trời có tác dụng giảm đau, giảm chảy máu và làm lành các vết bỏng, rất hữu dụng trong việc điều trị các cơn đau bụng, bệnh hen suyễn, rối loạn hệ tiêu hoá, bệnh huyết áp cao.[22]

THIẾT KẾ BỆNH VIỆN

THIẾT KẾ BỆNH VIỆN

" Thiết kế bệnh viện là một chuyên ngành đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Kiến trúc sư chuyên ngành thiết kế bệnh viện phải là những người chuyên cứu phạm trù bệnh viện, phải đặc biệt am hiểu cặn kẽ về dây chuyền hoạt động của bệnh viện, cập nhật thường xuyên sự phát triển như vũ bão của ngành y học tiên tiến, am hiểu tường tận máy móc trang thiết bị y tế… tổng hợp tất cả những điều đó và với nhiều năm kinh nghiệm thực tiển mới có thể tự tin khi thiết kế một bệnh viện hoàn hảo, đúng qui chuẩn quốc tế.

Khi thiết kế một bệnh viện, Kiến trúc sư không phải là “thợ vẽ” theo ý kiến chủ quan của chủ đầu tư, những người hoạt động chuyên môn đơn thuần, mà phải dựa theo những tiêu chí chủ đạo của từng công trình. Hai bệnh viện đa khoa không thể thiết kế giống nhau khi mà chủ đầu tư có 2 định hướng khác nhau, một bệnh viện đa khoa nhưng muốn phát triển mạnh về ngoại khoa, chẩn đoán hình ảnh… sẽ thiết kế khác với một bệnh viện Đa khoa theo chiều hướng phát triển nội khoa. "

Thiết kế bệnh viện dựa trên các nguyên tắc vàng :

Bệnh viện trước đây thiết kế theo kiễu dàn trãi , theo phương ngang có nhiều hạn chế cho lưu thông bệnh viện

Thiết kế bệnh viện dựa trên các tiêu chí sau :

BỆNH VIỆN THÂN THIỆN :

Bệnh viện dành cho bệnh nhân với :

Đại sảnh rộng lớn

Có đường bệnh viện

Có sân vườn giữa các tòa nhà

Tiện nghi và dễ chịu

BỆNH VIỆN KHÁCH SẠN :

  • Bệnh viện là tổng hợp của hai loại dịch vụ: khách sạn và chữa bệnh.
  • Bệnh viện không chỉ là nơi điều trị cho những bệnh nhân nhập viện mà là cơ quan thực hiện cả việc theo dõi, bảo vệ sức khỏe, chữa bệnh cho nhân dân và tiến hành nghiên cứu, huấn luyện để tăng cường sức khỏe của nhân dân

BỆNH VIỆN XANH :

  • Hành lang xanh
  • Sân trong lấy sáng
  • Sân vườn trên sân thượng
  • Hành lang chiếu sáng tự nhiên

HƯỚNG ĐẾN SỰ BỀN VỮNG :

Thông thoáng tự nhiên, giảm điều hòa nhân tạo
Đường bệnh viện với nhiều tiện ích
Thêm ánh sáng mặt trời
Tiết kiệm nước.

Kiến trúc sư thiết kế bệnh viện khi đưa ra những ý tưởng thiết kế đều dựa trên sự am hiểu tường tận về dây chuyền khép kín của bệnh viện như qui trình phòng mổ một chiều, các khu tiếp liệu thanh trùng, khu vực hành lang sạch…, luôn phải đáp ứng được sự tiện lợi cho nhân viên y tế khi làm việc để phục vụ bệnh nhân nhanh nhất.

Sơ đồ lưu thông cơ bản phòng mổ điển hình

Thiết kế phòng mổ phải thật đặc biệt chú ý đến người làm công tác chuyên môn, bên cạnh đó các hệ thống kỹ thuật y tế phải được tính đến từng chi tiết.

Trang thiết bị phòng mổ rất đa dạng và hiện đại .

Khu vực X quang và cấp cứu : Luôn đi đôi và gần nhau để phục vụ bệnh nhân nhanh nhất .

Khu tiếp liệu thanh trùng :

Khu điều trị trong ngày : Sự phát triển của y học hiện đại ngày nay thì việc giảm thiểu thời gian lưu bệnh của bệnh nhân qua những phẩu thuật tiên tiến và giảm tải lượng bệnh nhân nội trú , khu điều trị trong ngày “DAY SURGERY“ là một phương án không thể thiết trong tư vấn thiết kế bệnh viện , theo tiêu thiết kế Việt Nam không có khu vực này nhưng chúng tôi vẫn mạnh dạn tư vấn cho khách hàng và đã được các bệnh viện Việt Nam đón nhận :

Khu vực xét nghiệm trung tâm :

Chẩn đoán hình ảnh :

Phòng bệnh nhân nội trú :

Phòng 01 giường :

Phòng 5 giường :

Quầy y tá tùy theo diện tích, có nhiều cách bố trí khác nhau

Việc thiết kế kết cấu cũng phải am hiểu và nghiên cứu tường tận về vị trí đặt thiết bị y tế có trọng lượng nặng, phải có sự tính toán kỹ lưỡng.


CÁC HẠNG MỤC Y TẾ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG XÂY DỰNG BỆNH VIỆN :

Hệ thống khí y tế trung tâm

Hệ thống thông khí vô trùng

Hệ thống báo gọi y tá trung tâm

Hệ thống thanh ray vịn tường cho bệnh nhân

Hệ thống màn chắn giường bệnh

- Hệ thống loa phóng thanh

- Hệ thống kết nối màn hình, mạng nội bộ

- Hệ thống PACS, chẩn đoán hình ảnh.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

VN VA CAC DOI TAC

Viet Nam Va 5 Doi Tac phat trien tot dep !

Mối Quan hệ hợp tác rất tốt đẹp giữa Việt Nam và 5 Nước chiến lược(Thoonline tổng hợp):

Quan Hệ Tốt Đẹp Giữa Việt Nam-Trung Quốc

Quan Hệ Tốt Đẹp Giữa Việt Nam-Hoa Kỳ

Quan Hệ Tốt Đẹp Giữa Việt Nam-Liên Bang Nga

Quan Hệ Tốt Đẹp Giữa Việt Nam-Nhật Bản

Quan Hệ Tốt Đẹp Giữa Việt Nam-Hàn Quốc

VN VOI MY VA TRUNG QUOC

Việt Nam với Trung Quốc

“Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn” - câu nói này của một chính trị gia nổi tiếng của nước Anh cuối thế kỷ XIX, Lord Palmerston, rất được ông Gorbachev và ông Đặng Tiểu Bình ưa dùng. Khi ông Gorbachev nhắc lại câu nói này trong bài phát biểu trước Nghị viện Anh, một giai đoạn mới phi ý thức hệ quan hệ quốc tế trong ngoại giao Xôviết đã bắt đầu.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì trao đổi với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm, Hà Nội

Nhưng giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có lợi ích địa-chính trị/kinh tế mà còn có vô vàn mối ràng buộc sâu xa vượt thời gian. Mới đây, ông Tôn Quốc Tường, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, đã khái quát khá chuẩn về mối quan hệ này: “Hai nước Trung-Việt sơn thuỷ tương liên, văn hoá tương thông, lý tưởng tương đồng , vận mệnh tương quan”[1].

Ngoại giao Việt Nam những năm gần đây xuất hiện nhiều lần nhóm từ “đối tác chiến lược”. Nhưng để là “đối tác chiến lược”, thì phải xét phía bên kia có xem mình là chiến lược đối với họ hay không và mối quan hệ này có mang lại những lợi ích chiến lược thiết thực cho cả hai phía hay không. Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược sống còn và vĩnh viễn là như vậy, bất luận sự thăng trầm của bang giao qua các thời kỳ lịch sử.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một hiện tượng thời đại. Mọi nước liên quan đều thích ứng tuỳ vào vị thế địa-chính trị/kinh tế của mình với Trung Quốc. Người Việt Nam ta nhiều khi suy nghĩ chưa thật thấu đáo. Hàng hoá Trung Quốc kém phẩm chất, đầu tư Trung Quốc công nghệ lạc hậu, thường đổ cho phía Trung Quốc “chơi xấu”. Chứ ít khi thấy cái lỗi của người nhà mình. Nhiều cái có thể sản xuất nội điạ thì không chịu đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, để tạo ra sản phẩm có thể cạnh tranh. Trong buôn bán và đầu tư, thường ham rẻ, hám lợi mà du nhập hàng chất lượng kém, ký kết các dự án công nghệ cũ hoặc bị nước bạn đào thải. Thị trường vốn thiếu gương mặt người, tự ta phải lo phòng bị cho ta, trách mình trước, soi người sau.

Hiện nay Trung Quốc đang chuyển đổi mô hình kinh tế, thực hiện một cuộc đổi mới công nghệ mang tính cách mạng, thị trường nội địa đang mở rộng không ngừng, đó là động lực cho quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại mà nhiều nước đang tìm cách thực hiện. Với một số lợi thế, Việt Nam nên mở rộng cửa hơn nữa để đón nhận các chuyển dịch đầu tư nước ngoài do giá nhân công Trung Quốc tăng cao và về lâu dài già hoá dân số.

Biển Đông là cuộc xung đột lợi ích. Với Việt Nam, Trung Quốc chủ trương “lục hoãn hải khẩu” (trên đất liên hoà dịu, ngoài biển căng thẳng). Nhưng Biển Đông còn liên quan đến nhiều nước khác. Cần kiên trì đàm phán, đấu tranh có lý có tình, trước hết là song phương. Đa phương chỉ hỗ trợ chứ không thay thế được song phưong. Từ năm ngoái, lãnh đạo các cấp hai nước đã nhiều lần đề cập giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Tại cuộc gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp Diễn đàn Bác Ngao, tháng 4/2009, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nêu rõ: Nam Hải (Biển Đông) là vấn đề cuối cùng do lịch sử để lại mà hai nước vẫn chưa giải quyết được. Hai bên cần nhìn xa trông rộng, xuất phát từ đại cục, tích cực bảo vệ ổn định Nam Hải, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi, tranh thủ Nam Hải cùng mở ra đột phá tích cực. Vị Thủ tướng rất được người dân Trung Quốc yêu mến này bày tỏ hy vọng giải quyết thỏa đáng vấn đề Nam Hải.

Tháng 11/2009, khi ký kết các văn kiện liên quan tới việc thực thi Hiệp định biên giới trên đất liền, hai bên đã thống nhất sẽ hình thành quy chế về giải quyết vấn đề trên biển. Tân Hoa Xã trích lời Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nói rằng Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc giải quyết vấn đề Biển Đông một cách “đúng mực”, dựa trên quan hệ chung và tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Phó Thủ tướng Việt Nam cũng khẳ̉ng định nguyên tắc giữ hòa bình và ổn định trong khu vực.

Tại cuộc họp lần thứ tư của Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt-Trung tại Bắc Kinh ngày 2/7/2010, dưới sự chủ tọa của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, hai bên thỏa thuận sẽ cùng giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông một cách “đúng mực”. Chủ đề Biển Đông cũng được đề cập tới trong cuộc hội đàm giữa Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì nhân dịp sang dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) với các đối tác và Diễn đàn ARF-17 Hà Nội, đã trả lời phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, bày tỏ mong muốn giải quyết thỏa đáng các vấn đề biên giới lãnh thổ, thiết thực duy trì ổn định ở Biển Đông.

Ba năm qua, Nhật Bản kiên trì nêu vấn đề thực hiện thoả thuận cấp cao Trung-Nhật cùng khai thác mỏ khí đốt ở vùng chồng lấn tại biển Hoa Đông. Kết quả vòng đàm phán cách đây hai tuần chưa được công bố. Từ kinh nghiệm đó, ngày 27/7 vừa rồi, phát biểu tại buổi họp báo ở Hà Nội, Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada trong khi nhấn mạnh cần thúc đẩy đối thoại trong một khuôn khổ quốc tế, về chủ trương của Trung Quốc tiến hành đàm phán song phương với các nước liên quan để giải quyết tranh chấp, ông nói: “Vấn đề về lãnh thổ, có thể cuối cùng vẫn là vấn đề giữa hai nước. Tuy nhiên, các chủ trương phức tạp đan xen, hi vọng sẽ có sự thảo luận mang tính xây dựng tại các hội nghị như Hội nghị cấp Bộ trưởng ARF”.

Hơn lúc nào hết, cần chủ động phát huy các cơ chế đã được thiết lập với Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng “ngoại giao nguyên thủ” mà hoá giải được bao vướng mắc, hiểu lầm, để được việc ta, hài lòng bạn. Lãnh đạo hai nước những năm vừa qua xác định được các phương châm quan hệ: 16 chữ - “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (1999) và 4 tốt - “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đó là những thành tựu quan trọng mà ta cần chủ động phát huy.

Chủ trương của ta về Biển Đông đang dần dần được quốc tế ủng hộ. Nhưng khi đấu tranh dư luận, trái tim nóng cần cái đầu lạnh. Tránh quá khích, làm phức tạp các nỗ lực chính trị ngoại giao và mất sự ủng hộ của dư luận nước bạn. “Hoà hiếu với láng giềng” - tư tưởng cốt lõi của ngoại giao Đại Việt - vẫn cần xem trọng. 2010 là “Năm hữu nghị Trung-Việt”. Rất tiếc ta chưa làm được nhiều.

Việt Nam với Mỹ

Quan hệ Việt-Mỹ đang bước vào giai đoạn mới với nhiều thuận lợi. Trong giới chính trị Mỹ, ngày càng nhiều người Dân chủ và Cộng hoà chia sẻ tư duy chiến lược muốn Việt Nam mạnh, nâng cấp quan hệ đối tác với Việt Nam lên tầm cao hơn. Các cơ chế chiến lược, chính trị, kinh tế và quân sự đang hình thành nhằm tạo sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Ngày 17/8, cuộc đối thoại quốc phòng cấp thứ trưởng đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam khai mạc tại Hà Nội. Tuy vậy, một cựu quan chức Bộ quốc phòng Mỹ nhận xét trên báo Daily Caller (Mỹ): “Không nên chờ đợi có bước tiến mạnh dạn nào trong quan hệ quân sự Mỹ-Việt”. Sự thận trọng là điều cần thiết.

Ngoại trưởng Hillary Clinton và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm chúc mừng 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, Hà Nội

Chính sách Việt Nam của chính quyền Mỹ được cải thiện một bước đáng kể. Nhưng tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Mỹ-Trung cao hơn quan hệ Mỹ-Việt. Tuy không ít dự báo có thể về xung đột hải chiến khó tránh khỏi giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng giới phân tích cho rằng sự căng thẳng Mỹ-Trung sớm muộn sẽ tan băng.

Nền tảng quan hệ Việt-Mỹ cần được gia cố với tầm nhìn dài hạn dựa trên các lợi ích song phương bền vững. Ngay như Trung Quốc 30 năm qua và nước Nga hiện nay đều hướng tới Mỹ tìm động lực tiếp sức cho hiện đại hoá đất nước. Đấy cũng là điều Việt Nam nên làm. Mỹ có thể chưa coi Việt Nam là đối tác chiến lược hàng đầu ở khu vực, nhưng Việt Nam phải chủ động xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ. Thị trường Mỹ, đầu tư Mỹ, khoa học kỹ thuật công nghệ Mỹ, đào tạo và giáo dục đại học Mỹ và không kém quan trọng là văn hoá doanh nghiệp Mỹ là những lĩnh vực ta cần tiếp thu thật mạnh dạn và hiệu quả hơn bao giờ hết... Tổng thống Barack Obama đã đưa Việt Nam vào danh sách sáu “thị trường kế tiếp” cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil trong khuôn khổ Sáng kiến Xuất khẩu Quốc gia mới của chính phủ Mỹ. Việt Nam đang tham gia đàm phán với Mỹ và 5 nước khác về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu thành tựu, Hiệp định này có thể nâng cao kim ngạch buôn bán song phương và củng cố đà phát triển của quan hệ Việt-Mỹ.

***

Người ta cho rằng, đối trọng và cân bằng quyền lực là một cuộc cờ, chứ không phải một trận đấu tennis thắng-thua. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về quan hệ với các nước lớn vẫn mang tính thời sự: Hết sức tránh đối đầu chừng nào còn có thể tránh được, tìm ra điểm đồng giữa ta và họ, hiểu quan hệ giữa họ với nhau, không để Việt Nam bị “kẹp” trong xung đột nước lớn, thực hiện là bạn của tất cả các nước và “không gây thù oán với một ai”.

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono xác định “Nghìn bạn bè, không kẻ thù”. Các nước lớn kình địch, thì đoàn kết ASEAN càng có ý nghĩa sống còn, cần có thái độ hữu nghị, trung lập, rộng mở đối với họ và tránh bị chia rẽ.

Giải quyết hài hoà mối quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ trên một cơ sở bền vững là bài toán khó, nhưng quan trọng nhất của ngoại giao Việt Nam đương đại. Đối với một dân tộc có bản lĩnh, thách thức chính là động lực để phát triển./.

QH VN VA NHAT

NHẬT BẢN
  • Ngày lập quan hệ ngoại giao: 21/9/1973
  • Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.

Về chính trị

Hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao (từ năm 1993), hai bên cũng đã xây dựng được cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng. Hai bên đã trao đổi tùy viên quân sự, mở Tổng lãnh sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam và Osaka ở Nhật Bản

Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật...); coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Việt Nam ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng, và vận động Nhật ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.

Quan hệ kinh tếNhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

Về mậu dịch

Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999.

Đầu tư trực tiếp

Đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký 4,47 tỷ $.

Về ODA

Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD.Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường.Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện cơ cấu.

Về hợp tác lao động

ừ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử 16 ngàn tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật. Nhật là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt nam trong 5-10 năm tới. Tuy nhiên mấy năm gần đây nổi lên vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật (tỷ lệ bỏ trốn năm 2002 là 24,7%, cao nhất trong các nước cử lao động sang Nhật) gây khó khăn cho việc hợp tác lao động.

[sửa] Về văn hóa giáo dục

Hai nước đang triển khai các chương trình đào tạo con người, chương trình thanh niên ASEAN (100 người/năm) và trao đổi các đoàn văn hóa, những người người tình nguyện, chuyên gia.Về giáo dục, Chính phủ Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản đào tạo hàng năm

Trong 5 năm (1994-1999), Chính phủ Nhật đã viện trợ 9,5 tỉ yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và vùng ven biển hay bị thiên tai.

[sửa] Về du lịch

Nhật Bản cũng là một thị trường được chú trọng để phát triển du lịch Việt Nam [ẩn]

hoi nhap 4

Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

Hoạt động kinh tế đối ngoại đã có bước phát triển mạnh mẽ, đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, đa phương hoá và đa dạng hoá các mối quan hệ với các nước, các tổ chức tài chính quốc tế. Những kết quả đạt được của Việt Nam trong hoạt động hội nhập của minh như sau:

Năm

Những điểm mốc quan trọng của Việt Nam

1992

Ký các hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với EU

1995

Gia nhập tổ chức ASEAN

1998

Tham gia APEC

2001

Ký hiệp định thương mại song phương Việt–Mỹ

2003

Tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA của ASEAN

07/11/2006

Trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO

Chính sách “đa dạng hóa, đa phương hoá” quan hệ quốc tế đã giúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới và khu vực. Nếu như trước năm 1990, Việt Nam mới có quan hệ thương mại với 40 nước, thì ngày nay nhờ thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, làm bạn, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước trên thế giới, ký kết các hiệp định thương mại đa phương và song phương với trên 80 quốc gia, thực hiện chế độ tối huệ quốc với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước và khu vực có nguồn vốn lớn, công nghệ cao và thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU và các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Á.

A.4.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Quan hệ hợp tác, đầu tư nước ngoài trước đổi mới, chủ yếu là thông qua hình thức vay dài hạn theo Hiệp định chính phủ, đã chuyển hẳn sang khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp dưới nhiều hình thức, đồng thời tiếp tục tranh thủ tài trợ phát triển của các nước và các tổ chức tài chính quốc tế.

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12 năm 1987 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam. Thời kỳ 1996-2000, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và bổ sung đã lên đến 24,6 tỷ USD, tăng 30% so với 8 năm trước đó. Vốn đã đưa vào thực hiện khoảng 10 tỷ USD (theo giá 1995), gấp 1,8 lần.

Biểu 4: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 20 năm, 2005)

Trong bối cảnh dòng luân chuyển vốn bị hạn chế và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thu hút vốn, nhưng do môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện thông qua việc sửa đổi bổ sung các chính sách vào năm 1996 và năm 2002 nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Trong 5 năm 2001-2005, tổng vốn đăng ký vẫn đạt 20 tỷ USD, vượt 39% mục tiêu đề ra (15 tỷ USD) và tổng vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ uSD vượt 30% mục tiêu.

Từ tháng 10 năm 1993 quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế đã được nối lại. Từ đó đến nay, hàng năm, nguồn vốn cam kết tài trợ của các nước cho ta đều tăng đáng kể, việc giải ngân nguồn vốn ODA ngày càng tốt hơn. Ba năm đầu nối lại nguồn viện trợ ODA (1993-1995), cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam số vốn ODA khoảng 6,0 tỷ USD; nguồn vốn ODA đã thực hiện trong cùng thời kỳ đó vào khoảng 1,73 tỷ USD, chiếm 18,8% tổng số vốn các nước đã cam kết và 36,2% số vốn đã đăng ký. Trong 5 năm 1996-2000, cộng đồng tài trợ quốc tế tiếp tục dành Việt Nam số vốn ODA cam kết cho Việt Nam là 11,64 tỷ USD và đã được đưa vào thực hiện khoảng 6,1 tỷ USD. Đặc biệt trong thời kỳ 2001-2005, do khó khăn kinh tế toàn cầu, nguồn ODA của thế giới có xu hướng giảm đáng kể, nhưng các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam 16,7 tỷ USD; giải ngân trong thời kỳ khoảng 7,9 tỷ USD.

Biểu 5 : Nguồn vốn ODA đầu tư cho Việt Nam từ 1986-2005

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 20 năm, 2005)

Bằng việc cho ra đời Luật đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005 (cùng có hiệu lực từ 1/7/2006) Chính phủ Việt Nam đã tạo ra bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài như được quyền đầu tư kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm, thay vì chỉ được làm những việc cơ quan Nhà nước cho phép. Nguyên tắc này được áp dụng cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước từ năm 2000, nay được áp dụng chung cho khu vực nước ngoài.

Ngoài ra, việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị… đã tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.

Những biện pháp cải cách trên đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng góp phần khôi phục và tăng nhanh nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong năm 2005. FDI tăng nhanh trở lại còn do các nguyên nhân quan trọng khác như sự ổn định về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng; nền kinh tế tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao; công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh; mức sống của người dân được nâng cao góp phần làm tăng mức cầu nội địa; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, uy tín và thương hiệu của các loại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trên các thị trường thế giới ngày càng được nâng cao.

Kết quả, Việt Nam đã thu hút được một lượng FDI ngày càng lớn: hầu như từ con số không vào năm 1986, đã tăng lên tới 3,2 tỷ USD năm 1997, sau đó do bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã giảm xuống trong các năm 1998-2000 (có năm chỉ thu hút được 1,58 tỷ USD như năm 1999). Những năm gần đây, FDI vào Việt Nam đã được phục hồi và có xu hướng tăng trở lại, từ 2,6 tỷ USD năm 2001 đã tăng lên 5,8 tỷ USD năm 2005. FDI tăng lên không chỉ hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại, khai thác các tiềm năng của đất nước, đào tạo tay nghề và giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động Việt Nam.

Gây đây nhất, việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO và sau khi tổ chức thành công sự kiện quốc tế lớn nhất từ trước đến nay- Hội nghị thượng đỉnh Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 14 (Apec 14)- với sự hiện diện của 21 thành viên tham gia diễn đàn kinh tế lớn nhất cùng các cường quốc hàng đầu thế giới và sự có mặt của hàng nghìn nhà doanh nghiệp đại diện cho các tập đoàn công nghiệp xuyên quốc gia lớn nhất, một làn sóng đầu tư mới đang hứa hẹn sẽ đến Việt Nam với quy mô chưa từng có từ trước đến nay. Cũng trong thời gian này, Việt Nam đã chuẩn bị đón nhận những thách thức và cơ hội mới trong tương lại bằng việc thông qua một số luật sửa đổi như đầu tư, bảo vệ sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp,….. Việt Nam sẽ là bến đỗ đầy hứa hẹn cho các nguồn đầu tư nước ngoài, tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế có những bước nhảy vọt.


hoi nhap 3

PHÂN TÍCH SỰ ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỐI NGOẠI TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY
Sự kết thúc của cục diện thế giới hai cực thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng đa phương, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp từng quốc gia và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, không có nghĩa đã hết khả năng xảy ra căng thẳng mới, rối loạn hoặc xung đột cục bộ. Thêm vào đó là những vấn đề toàn cầu trở nên gay gắt.
Từ năm 1986, trước yêu cầu bức bách của tình hình trong nước (khủng hoảng kinh tế trầm trọng, mục tiêu tổng thể của kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 thất bại; lòng tin của nhân dân giảm sút; những khó khăn bên trong do vấn đề Campuchia và hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới năm 1979) và sự phát triển mới của tình hình quốc tế (thuận lợi: xu thế hoà hoãn Đông - Tây; xu thế toàn cầu hoá và cạnh tranh kinh tế trong QHQT; khu vực châu Á - TBD phát triển năng động nhất thế giới; vấn đề Campuchia đang từng bước được giải quyết bằng thương lượng chính trị; và khó khăn: Mỹ và phương Tây tiếp tục duy trì bao vây, cấm vận đối với VN; cải tổ và sự sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô), Đảng ta từng bước xây dựng CSĐN mới.
Quá trình đổi mới tư duy đối ngoại được thể hiện qua các Văn kiện, Nghị quyết sau
- N/Q 32/BCT khoá V (7/1986)
- Đại hội VI (12/1986)
- N/Q 13/BCT khoá VI (20/5/1988)
- N/Q TW 6 khoá VI (3/1989)
- Đại hội VII (6/1991)
- N/Q TW 3 khoá VII (6/1992)
- Hội nghị giữa nhiệm kỳ (1/1994)
- Đại hội VIII (6/1996)
- Đại hội IX (4/2001)
- N/Q 07/BCT ngày 27/11/2001 của BCT
- N/Q TW 8 khoá IX (8/2003)
- Đai hội X (4/2006 ).
Nội dung đổi mới tư duy đối ngoại nhằm vào các vấn đề sau
§ Đổi mới nhận thức về đặc điểm, mâu thuẫn, xu thế phát triển của thế giới.
§ Đổi mới quan điểm về các vấn đề an ninh và phát triển, dân tộc và giai cấp, về tập hợp lực lượng.
§ Đổi mới về đường lối, chính sách, tư tưởng chỉ đạo, phương châm hoạt động đối ngoại.

hoi nhap 2

Ngoại thương và hội nhập kinh tế quốc tế: Với chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam là thành viên quan trọng trong ASEAN, tích cực thực hiện các cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), là thành viên tích cực của APEC, ASEM và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác. Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng được củng cố và mở rộng, Việt Nam đã k‎‎ý hiệp định thương mại song phương với Mỹ, đang đàm phán hiệp định đầu tư với Mỹ, Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) với EU, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản. Tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có quan hệ với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu sự hội nhập toàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.

Từ sau đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 20%, nhờ đó đã đưa tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ mức khoảng nửa tỷ USD/năm trong những năm trước đổi mới lên 48,4 tỷ USD năm 2007 và 62,7 tỷ USD năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 của Việt Nam là 80,4 tỉ USD. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch tiến bộ. Trong giai đoạn 1991-1995, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, cà phê, lâm sản, cao su, lạc, hạt điều. Đến năm 2008, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử, máy tính và gạo. Cơ cấu này phản ánh xu hướng gia tăng các chủng loại mặt hàng chế biến, chế tạo, và sự giảm đi về tỷ trọng của các mặt hàng xuất khẩu thô, chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, hải sản và khoáng sản. Dù vậy, các mặt hàng xuất khẩu thô của Việt Nam đến nay vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa để tăng nhanh các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12/1987 đã tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam. Luật đã có một số lần được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các lần sửa đổi vào những năm 1996 và năm 2002 nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

Cùng với Luật Doanh nghiệp, việc ban hành Luật Đầu tư 2005 đã tạo bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến môi trường đầu tư của Việt Nam để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị, ngân hàng… cũng góp phần tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn ở Việt Nam.

FDI vào Việt Nam tăng nhanh còn do các nguyên nhân quan trọng khác như: sự ổn định về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng; nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng cao; công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh; mức sống của người dân được nâng cao góp phần làm tăng mức cầu nội địa; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, uy tín và thương hiệu của các loại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trên các thị trường thế giới ngày càng được nâng cao.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được một lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng lớn. Từ ở mức gần như con số không vào năm 1986, vốn đăng ký FDI đã tăng lên 64 tỷ USD năm 2008. Việt Nam hiện có 10.700 dự án đầu tư trực tiếp của 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư gần 170 tỉ USD. FDI tăng không chỉ hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại, khai thác các tiềm năng của đất nước, đào tạo tay nghề và giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

hoi nhap 2

Ngoại thương và hội nhập kinh tế quốc tế: Với chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam là thành viên quan trọng trong ASEAN, tích cực thực hiện các cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), là thành viên tích cực của APEC, ASEM và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác. Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng được củng cố và mở rộng, Việt Nam đã k‎‎ý hiệp định thương mại song phương với Mỹ, đang đàm phán hiệp định đầu tư với Mỹ, Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) với EU, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản. Tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có quan hệ với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu sự hội nhập toàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.

Từ sau đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 20%, nhờ đó đã đưa tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ mức khoảng nửa tỷ USD/năm trong những năm trước đổi mới lên 48,4 tỷ USD năm 2007 và 62,7 tỷ USD năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 của Việt Nam là 80,4 tỉ USD. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch tiến bộ. Trong giai đoạn 1991-1995, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, cà phê, lâm sản, cao su, lạc, hạt điều. Đến năm 2008, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử, máy tính và gạo. Cơ cấu này phản ánh xu hướng gia tăng các chủng loại mặt hàng chế biến, chế tạo, và sự giảm đi về tỷ trọng của các mặt hàng xuất khẩu thô, chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, hải sản và khoáng sản. Dù vậy, các mặt hàng xuất khẩu thô của Việt Nam đến nay vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa để tăng nhanh các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12/1987 đã tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam. Luật đã có một số lần được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các lần sửa đổi vào những năm 1996 và năm 2002 nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

Cùng với Luật Doanh nghiệp, việc ban hành Luật Đầu tư 2005 đã tạo bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến môi trường đầu tư của Việt Nam để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị, ngân hàng… cũng góp phần tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn ở Việt Nam.

FDI vào Việt Nam tăng nhanh còn do các nguyên nhân quan trọng khác như: sự ổn định về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng; nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng cao; công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh; mức sống của người dân được nâng cao góp phần làm tăng mức cầu nội địa; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, uy tín và thương hiệu của các loại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trên các thị trường thế giới ngày càng được nâng cao.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được một lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng lớn. Từ ở mức gần như con số không vào năm 1986, vốn đăng ký FDI đã tăng lên 64 tỷ USD năm 2008. Việt Nam hiện có 10.700 dự án đầu tư trực tiếp của 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư gần 170 tỉ USD. FDI tăng không chỉ hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại, khai thác các tiềm năng của đất nước, đào tạo tay nghề và giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

hoi nhap 1

Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) đã phân tích một cách khách quan những sai lầm, khuyết điểm và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và đi đến quyết định lịch sử là tiến hành đổi mới đất nước một cách toàn diện, trước hết là đổi mới về kinh tế.
Về đối ngoại, Đại hội VI nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu là "... tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc"... và " cần hoà bình để phát triển kinh tế". Nghị quyết của Đại hội VI và các nghị quyết của Trung ương đã chuyển hướng chính sách ngoại giao, chủ trương đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị- xã hội khác nhau, thi hành chính sách hữu nghị, hợp tác, tồn tại hoà bình để phát triển, phù hợp với lợi ích của nhân dân ta và xu thế phát triển chung của thế giới.

Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở theo đường lối đổi mới của Đảng, nhiệm vụ hàng đầu của ngoại giao lúc này là phải phá cho được "tảng băng" bao vây, cấm vận. Muốn vậy, cần tìm một giải pháp cho “vấn đề Cam-pu-chia” mà các bên có thể chấp nhận được. Sau 30 năm chiến tranh, lợi ích tối cao của ta là tạo lập một môi trường hoà bình và ổn định, trước hết là với các nước láng giềng để tập trung phát triển kinh tế và hàn gắn các vết thương chiến tranh. Do đó, việc bình thường hoá quan hệ với các nước láng giềng, trước hết là với Trung Quốc, là một yêu cầu chiến lược cấp thiết. Trên tinh thần đó, ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã chính thức tuyên bố: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.

Trải qua nhiều vòng đàm phán, với sự cố gắng của hai bên, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã chính thức được bình thường hoá vào năm 1991 trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Quan hệ giữa hai Đảng cũng đã được phục hồi trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Trong quan hệ với các nước ASEAN, qua các cuộc đối thoại và tiếp xúc song phương và đa phương với ta, các nước ASEAN nhận thấy giữa ta và họ có những lợi ích chung trong việc xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Tất cả các yếu tố trên đã thúc đẩy các nước ASEAN thấy cần đẩy mạnh hơn quá trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và tách dần khỏi chính sách của một số nước lớn tiếp tục bao vây cấm vận ta. Các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo các nước ASEAN tới Việt Nam và các chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt (năm 1991, 1992) và của Tổng Bí thư Đỗ Mười (năm 1993) tới Thái Lan, Xin-ga-po đã làm cho các bên hiểu biết lẫn nhau hơn. Quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN được xem như đã hoàn toàn trở lại bình thường đồng thời với việc ký kết Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia.

Thực hiện đổi mới trong chính sách đối ngoại, ta luôn luôn coi trọng việc bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ. Đại hội VI của Đảng đã khẳng định: "Chính phủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á". Các nghị quyết của Bộ Chính trị cũng khẳng định: Cần có chính sách toàn diện đối với Mỹ nhằm tranh thủ dư luận nhân dân Mỹ và thế giới tạo thuận lợi cho chiến lược của ta tập trung vào việc giữ vững hoà bình và phát triển kinh tế. Chúng ta đã giải quyết vấn đề POW/MIA (tù binh và người Mỹ mất tích) và một số vấn đề nhân đạo khác theo đúng lộ trình. Mỹ cũng bắt đầu nới lỏng một số hạn chế trong chính sách cấm vận đối với ta.

Nhìn lại chặng đường đầu tiên của công cuộc đổi mới do Đảng ta phát động bắt đầu từ Đại hội VI có thể thấy đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở theo tư duy mới, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng và sự bao vây cấm vận của các lực lượng thù địch, giải toả những bế tắc trong quan hệ với các nước láng giềng (ngoài Đông Dương) và hầu hết với các nước lớn, các tổ chức khu vực và liên khu vực. Quan hệ giữa nước ta với các nước ASEAN được khai thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN và hội nhập khu vực sau đó. Đặc biệt quan trọng là việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và từng bước cải thiện quan hệ với Mỹ tiến đến việc bình thường hoá và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Đây là bước đột phá cực kỳ quan trọng về mặt ngoại giao, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới về mặt kinh tế nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của nhân dân ta sau 30 năm chiến tranh là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Tiếp tục đổi mới về tư duy đối ngoại

Trong thập niên 90 của thế kỷ XX đã diễn ra những biến động to lớn do sự tan rã của Liên Xô, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và cuộc khủng hoảng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Những biến động này diễn ra vào lúc ta chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và các lực lượng thù địch lợi dụng sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã tăng cường chiến tranh tâm lý chống Việt Nam. Tình hình phức tạp mới trên thế giới không những đòi hỏi ngoại giao Việt Nam phải thật tỉnh táo theo phương châm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy là "Dĩ bất biến ứng vạn biến" mà cần tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại, nhất là trong cách tiếp cận với các đối tượng khác nhau trong quan hệ quốc tế. Trên tinh thần đó, trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" và "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000" tiếp tục khẳng định mục tiêu chiến lược nhất quán là "tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội"; đồng thời trong chính sách đối ngoại đã có thêm một bước đổi mới theo hướng cởi mở hơn là "tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" (thay cho chính sách "thêm bạn bớt thù" trước đây). Thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, ngoại giao Việt Nam đã tỏ ra năng động và sáng tạo hơn, đẩy mạnh các hoạt động nhằm góp phần vào việc phá vỡ thế bao vây cô lập, tranh thủ thiết lập quan hệ với tất cả các nước, trước hết là các nước lớn, mở rộng quan hệ đối với tất cả các khu vực trên thế giới, các tổ chức quốc tế nhằm tạo điều kiện cho bước đầu hội nhập.

Trong chương trình nghị sự dày đặc đó, tất nhiên cần phải có sự ưu tiên, trong đó bình thường hoá quan hệ với Mỹ và đàm phán để gia nhập ASEAN là hai ưu tiên hàng đầu vì sẽ có tác dụng thúc đẩy việc mở rộng quan hệ với các nước cũng như các tổ chức quốc tế khác. Mặt khác, Mỹ và ASEAN cũng có lợi ích trong việc xích lại gần Việt Nam. Với Mỹ là tái lập một thế cân bằng giữa các nước lớn ở Đông Nam Á và tạo điều kiện cho các công ty Mỹ vào Việt Nam để kinh doanh sau này. Với ASEAN là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện giấc mơ của các nhà sáng lập tổ chức này là xây dựng ASEAN thành một tổ chức khu vực mạnh bao gồm tất cả các nước Đông Nam Á. Việc Việt Nam tích cực góp phần giải quyết vấn đề Cam-pu-chia và giúp Mỹ giải quyết vấn đề POW/MIA đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta trong các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm bình thường hoá. Kết quả là ngày 3-2-1994 Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam và ngày 11-7-1995 Tổng thống B.Clin-tơn tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận, chính thức đặt dấu mốc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ đã giúp ta khai thông quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, gia nhập Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các tổ chức quốc tế khác. Quan hệ giữa ta với các nước bạn bè cũ ở Đông Âu được xác định lại trên cơ sở mới.

Sau khi Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia được ký kết, "nút thắt" đầu tiên trong quan hệ của ta với các nước đã được tháo gỡ, quá trình đàm phán giữa ta và các nước ASEAN về việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã được đẩy nhanh. Ngày 28-7-1995, chúng ta đã gia nhập ASEAN và trở thành thành viên chính thức thứ bảy của tổ chức này. Sau khi gia nhập ASEAN, ta đã nhanh chóng tham gia Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA) thực hiện giảm thuế từ ngày 1-1-1996 đến 1-1-2006 và sau khi gia nhập ASEAN 3 năm ta đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN VI (tháng 12-1998). Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hà Nội và Chương trình Hành động Hà Nội đã tạo dấu ấn đầu tiên của Việt Nam trong tổ chức khu vực này.

Năm 1995 với 3 sự kiện quan trọng cùng diễn ra trong tháng 7 là ký Hiệp định khung với EU; thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và chính thức trở thành thành viên của ASEAN, đã trở thành năm đáng ghi nhớ nhất của ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới, tạo ra một hình ảnh mới về Việt Nam trên trường quốc tế.

Như vậy, nhờ sự điều chỉnh đúng đắn đường lối đối ngoại, trên cơ sở nhận thức sâu sắc những biến chuyển của thời cuộc, chúng ta đã đạt được thành tựu bước đầu quan trọng là phá bỏ sự bao vây cấm vận, gỡ bỏ những trở ngại trong quan hệ quốc tế và khu vực, khơi thông dòng chảy hội nhập, bước vào trường quốc tế với một tư cách, vị thế và hình ảnh mới, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của ngoại giao Việt Nam trong 25 năm đổi mới.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao hiện đại

Tính đến năm 2010, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 179 nước trên thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, ta có quan hệ bình thường và đầy đủ với tất cả các nước lớn G-8, trong đó nhiều nước đã trở thành đối tác chiến lược của ta. Đồng thời, ta trở thành thành viên tích cực của Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, ASEAN, APEC, Cộng đồng Pháp ngữv.v.. Mặt khác, cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hoá.

Thế giới thế kỷ XXI đa dạng và phức tạp, là nơi mà chúng ta phải cọ xát với đủ loại đối tượng để bảo vệ lợi ích quốc gia chân chính của mình. Cọ xát không phải chỉ là đấu tranh mà còn có nghĩa là hợp tác. Đấu tranh cũng nhằm mục đích cuối cùng là thúc đẩy hợp tác. Trong quan hệ quốc tế ngày nay, kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia và vị thế của quốc gia đó trên thế giới, do đó hợp tác là xu thế nổi trội. Tiếp tục chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hoá, Đảng ta chủ trương "chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa..." và "Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới". Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh; nhiều cơ hội song cũng đầy thách thức, vì vậy ta cần có kế hoạch và lộ trình thích hợp, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức quốc tế mà ta tham gia. Sau hơn 11 năm chuẩn bị và đàm phán, tháng 11-2006 Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc gia nhập tổ chức quốc tế này là một cột mốc hết sức quan trọng, mở ra nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế. Đó là ta được hưởng sự đối xử bình đẳng trong quan hệ thương mại với 150 thành viên WTO, những hàng rào thuế quan phi WTO mà ta phải chịu trước đây đều được bãi bỏ tạo điều kiện cho ta tăng khả năng xuất khẩu. Cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư của các nước cũng tăng lên. Hiện nay ta có quan hệ đầu tư với khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đồng thời với việc chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, ngoại giao kinh tế, trong đó ngành ngoại giao làm công tác tham mưu, thông tin kinh tế và là cầu nối giữa các cơ quan làm kinh tế trong nước với cơ quan kinh tế - tài chính nước ngoài, giữa các doanh nghiệp của Việt Nam với các xí nghiệp nước ngoài được đẩy mạnh. Các chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta với nội dung kinh tế phong phú đã tạo những bước đột phá lớn trong việc thiết lập khuôn khổ hợp tác kinh tế, đưa quan hệ giữa nước ta với các đối tác lên tầm cao mới; đồng thời làm cho thế giới có những đánh giá tích cực về triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại, đầu tư với khoảng 230 nước và vùng lãnh thổ, đưa tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu so với GDP lên trên 170%. Điều đó cho thấy nền kinh tế của nước ta đã gắn kết chặt chẽ vào nền kinh tế thế giới và chủ trương của ta "chủ động và tích cực hội nhập kinh tế thế giới" và bước đi ban đầu là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp.

Một nét mới khác của ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới là ngoại giao văn hoá được đẩy mạnh và nâng lên thành một trụ cột chính cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho ngoại giao Việt Nam hiện đại. Năm 2009 được lấy làm năm Ngoại giao văn hoá. Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ban, ngành và nhiều địa phương triển khai nhiều hoạt động văn hoá đối ngoại đa dạng, phong phú, mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhiều hoạt động văn hoá đối ngoại được tổ chức trong và ngoài nước, góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh một nước Việt Nam hoà bình, phát triển và thân thiện với cộng đồng quốc tế. UNESCO đã ra Nghị quyết kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, trao giải thưởng cho Hà Nội là "Thành phố vì hoà bình". Nhiều di sản của đất nước, như quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Kho mộc bản triều Nguyễn... và nhiều thắng cảnh, như Cù Lao Chàm, Mũi Cà Mau v.v.. đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Tháng 10-2009, Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2009 - 2013.

*

* *

Qua 25 năm thực hiện đổi mới trên mặt trận đối ngoại, ngoại giao phối hợp với các cơ quan liên quan khác đã đạt được những thành tựu to lớn, ghi đậm dấu ấn của trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh trên thế giới.

Một là, hình ảnh và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế đã được cải thiện. Việt Nam không những là đất nước hoà bình hữu nghị mà còn là một nước đã ra khỏi đói nghèo và đang trên con đường phát triển đầy ấn tượng, đồng thời là một thành viên có trách nhiệm và được sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế. Chúng ta đã hoàn thành xuất sắc trọng trách uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và đang hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2010.

Hai là, đã làm công tác ngoại giao kinh tế, là thành viên của uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, ngoại giao đã chủ động và tích cực tham gia công tác tham mưu về chính sách kinh tế đối ngoại, nhất là kinh nghiệm của các nước về chính sách thị trường, chính sách đối tác và kinh nghiệm về hội nhập quốc tế, và luật chơi quốc tế. Đã tranh thủ được một số nước và các tổ chức quốc tế giúp ta công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại v.v..

Ba là, ngoại giao đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ an ninh biên giới lãnh thổ. Các hiệp định biên giới trên đất liền với Trung Quốc cũng như với Lào và Cam-pu-chia đã tạo cơ sở cho việc xây dựng một khu vực biên giới hoà bình và phát triển với các nước láng giềng.

Bốn là, thế giới đã đánh giá cao những cố gắng của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo về quyền con người ở Việt Nam. Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc đã chính thức thông qua Báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện quyền con người ở Việt Nam và hoan nghênh các cố gắng của Việt Nam trong việc trao đổi, đối thoại cởi mở với nhiều nước về vấn đề này. Với chính sách "người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam" và với tinh thần hoà hợp dân tộc, Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng hướng về Tổ quốc. Hiện nay có khoảng 3,5 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Lượng kiều hối gửi về nước hằng năm lên đến 5 - 7 tỉ USD.

Về biên giới trên biển, ta đã hoàn thành và chuyển cho Liên hợp quốc Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa vượt qua 200 hải lý. Ngoài ra, ta tiếp tục thảo luận với các nước ASEAN cũng như với các quốc gia đối tác để sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông có tính chất ràng buộc thay cho Tuyên bố về cách ứng xử (DOC) hiện nay. Những cố gắng trên đã và sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo về chủ quyền và lợi ích quốc gia, cũng như củng cố môi trường hoà bình trong khu vực.

Trong chặng đường 65 năm qua, nhất là trong gần 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển của đất nước, những thành tựu đó của ngoại giao Việt Nam đã góp phần cải thiện và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước./.