Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

hoi nhap 3

PHÂN TÍCH SỰ ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỐI NGOẠI TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY
Sự kết thúc của cục diện thế giới hai cực thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng đa phương, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp từng quốc gia và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, không có nghĩa đã hết khả năng xảy ra căng thẳng mới, rối loạn hoặc xung đột cục bộ. Thêm vào đó là những vấn đề toàn cầu trở nên gay gắt.
Từ năm 1986, trước yêu cầu bức bách của tình hình trong nước (khủng hoảng kinh tế trầm trọng, mục tiêu tổng thể của kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 thất bại; lòng tin của nhân dân giảm sút; những khó khăn bên trong do vấn đề Campuchia và hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới năm 1979) và sự phát triển mới của tình hình quốc tế (thuận lợi: xu thế hoà hoãn Đông - Tây; xu thế toàn cầu hoá và cạnh tranh kinh tế trong QHQT; khu vực châu Á - TBD phát triển năng động nhất thế giới; vấn đề Campuchia đang từng bước được giải quyết bằng thương lượng chính trị; và khó khăn: Mỹ và phương Tây tiếp tục duy trì bao vây, cấm vận đối với VN; cải tổ và sự sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô), Đảng ta từng bước xây dựng CSĐN mới.
Quá trình đổi mới tư duy đối ngoại được thể hiện qua các Văn kiện, Nghị quyết sau
- N/Q 32/BCT khoá V (7/1986)
- Đại hội VI (12/1986)
- N/Q 13/BCT khoá VI (20/5/1988)
- N/Q TW 6 khoá VI (3/1989)
- Đại hội VII (6/1991)
- N/Q TW 3 khoá VII (6/1992)
- Hội nghị giữa nhiệm kỳ (1/1994)
- Đại hội VIII (6/1996)
- Đại hội IX (4/2001)
- N/Q 07/BCT ngày 27/11/2001 của BCT
- N/Q TW 8 khoá IX (8/2003)
- Đai hội X (4/2006 ).
Nội dung đổi mới tư duy đối ngoại nhằm vào các vấn đề sau
§ Đổi mới nhận thức về đặc điểm, mâu thuẫn, xu thế phát triển của thế giới.
§ Đổi mới quan điểm về các vấn đề an ninh và phát triển, dân tộc và giai cấp, về tập hợp lực lượng.
§ Đổi mới về đường lối, chính sách, tư tưởng chỉ đạo, phương châm hoạt động đối ngoại.