Thiên nhiên trong kiến trúc nhật bản
5/3/2010 | Administrator
Có những nét tương đồng giữa kiến trúc Nhật Bản và kiến trúc Việt Nam, đó là việc sử dụng thảo mộc trong xây dựng, sự đơn giản và mộc mạc trong tạo tác, dựng ngôi nhà với bộ khung gỗ là chính, và trên hết là sự hoà hợp của kiến trúc vào thiên nhiên.
Nhưng nếu ở người Nhật những nguyên lý đó đã được nâng lên thành quy định cụ thể, thì ở Việt Nam, tinh thần đó chỉ được thực hiện một cách tự nhiên, thậm chí còn tuỳ tiện, và không được ghi chép thành văn bản. Bài viết sau đây của một tác giả Pháp chuyên nghiên cứu về kiến trúc tôn giáo Nhật Bản, sẽ cho ta thấy một số nguyên tắc để có thể đối chiếu khi tìm hiểu về kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Tinh thần của thiên nhiên
Sự tôn thờ chiều ngang
Các kiến trúc Nhật Bản có một ý thức sâu sắc khi xây dựng rằng họ có thiên nhiên bao quanh, đưa đến sự sáng tạo theo chiều ngang như cây mới nẩy mầm, chỉ vươn lên cao tuỳ theo địa hình. Ngay đến cả những kiến trúc có ý định xây cao, như chùa tháp nhiều tầng hay các đền thiền, những chi tiết của kiến trúc luôn luôn cản trở việc vươn lên cao của những bộ phận trong kết cấu. Đấy là những lan can, những bao lơn, việc sắp đặt những tấm bình phong hay những khoảng trống, đường viền trang trí ở diềm mái.
Tháp chùa là kiến trúc duy nhất dựng theo chiều thẳng đứng, những sự nhấn mạnh mái cong của mỗi tầng cũng đủ để phá vỡ nhịp điệu và đem lại những khoảng tối lớn theo chiều ngang trên toàn thể kiến trúc.Giống như ngọn núi và những hàng thông liễu trên đỉnh, từ trên kiến trúc Nhật Bản ta có được một cái nhìn bao quát xung quanh quét theo chiều ngang, ta không cảm thấy bị đè nén vì sự quá đáng. Một trong những điểm mạnh của kiến trúc Nhật là sự hoà hợp vào cảnh quan, giúp cho khách cảm thấy được hòa nhập với không gian và chốn thiêng liêng ngay khi họ bước qua khỏi cổng ngôi đền.
Trong phần lớn các kiến trúc, mái nhà có một nửa giá trị trong việc tạo nên cảm giác chung chứ không phải là chiều cao của nhà. Tuy nhiên, do sức mạnh theo chiều ngang của các đường nét và độ dốc của mái, hiệu quả nặng nề của mái nhà hình như không những giảm bớt, mà nó có vẻ ít cao hơn trên thực tế. Nhìn từ dưới mặt đất, dáng vẻ chung của nó thường là một khối chữ nhật kéo rất dài.Chiều dài của ngôi nhà trên nguyên tắc là không thay đổi, thậm chí lớn hơn chiều cao toàn thể. Lúc đó tất yếu mối quan hệ giữa chiều dài - chiều sâu và độ dốc của mái đã làm giảm đi cảm giác về chiều cao, hạn chế tầm nhìn chuyển sang chiều ngang.
Theo ý tưởng của con người
Nghệ thuật lợp mái và lát sàn theo chiều ngang hoà nhập vào cảnh quan, kiến trúc ngôi đền Nhật Bản có đặc tính đáng chú ý là ở sự đơn sơ và tiết kiệm phương tiện. Kiến trúc này còn có đặc tính nữa là các thành phần của kiến trúc được thực hiện một cách tinh xảo. Nghĩa là những cột, kèo và những chi tiết cấu thành khác luôn luôn được phô bày ra trong sự đơn giản tự nhiên của nó. Nó muốn tránh những hình dáng qúa đáng, những đường mái cong quá cầu kỳ hay những hiệu quả trang trí quá lộ liễu. Ngay cả khi nó phải sao chép các hình mẫu Trung Quốc hay bắt chước theo, nền kiến trúc này đã điều chỉnh hình mẫu theo hướng đơn giản hoá một cách tự nhiên. Thay vì một trật tự đăng đối chặt chẽ và khô cứng theo kiểu Trung Hoa, hay một sự ngụy biện của sắc màu và những đường cong điên loạn, nó thích những đường mái thẳng hơi võng xuống và những bình đồ không cân đối giao hòa bằng nhịp điệu tinh tế theo độ cao thấp tự nhiên của mặt đất. Dưới một mái trùm rộng ra ngoài, ngôi đền che chở trong tĩnh lặng và u tịch, không chỉ các thần linh, mà cả những người hành hương.
Trong tinh thần Nhật Bản, ngôi đền không phải để ngắm nhìn, mà là để thực hành: nó không phải là "vật thể" để tôn sùng, mà bản thân nó có nghĩa là sự tôn kính. Ý tưởng về ngôi đền vượt xa những kỳ tích về kỹ thuật đề cao giá trị lao động của con người. Vì lẽ đó, ở người Nhật không có tình cảm yêu thích những phế tích, người ta không đi tìm vật liệu vĩnh cửu. Ở phương Tây, người ta mê mẩn trước một di tích cổ đã tồn tại qua thử thách của thời gian và còn giữ lại những dấu tích tàn phá. Ngược lại, ở Nhật Bản kiến trúc được trùng tu theo định kỳ hay được dựng lại một cách trung thành trải qua bao thế kỷ theo mẫu lúc ban đầu. Như vậy nó kế tục ý tưởng của kiến trúc chứ không phải duy trì chất liệu gốc, cái đó chỉ là thứ yếu.
Việc dựng lại một kiến trúc bị đốt cháy, bị chiến tranh tàn phá hay vì những chấn động của mặt đất, đã được thực hiện dễ dàng bằng việc thay thế từng bộ phận. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là gỗ thì không bao giờ thiếu.
Theo tầm vóc con người
Trong nền kiến trúc mở này, chỉ những cây cột mới có vai trò nâng đỡ, vì vậy trước hết ta hãy xem đến việc xử lý đối với nó. Những kích thước cố định của các đơn vị kiến trúc và đặc biệt là kích thước của các gian nhà, bản thân nó là một điểm chủ chốt của nền kiến trúc đó, nhất là khi nó được cấu thành bằng mái và sàn.
Từ thế kỷ X, chiếc chiếu đặt trong phòng khách để mời khách ngồi đã xác định yếu tố môđun xây dựng trên bề mặt cho một người nằm. Cái môđun dựa theo cơ thể con người đó đã xác định kích thước chuẩn của một gian nhà (ken), của chiều kích bình phong và chiều cao lanhtô cửa ra vào. Có hai hệ thống được áp dụng, đã thành phổ biến từ thế kỷ XVII: hệ thống kyôma dài 1,90m được áp dụng ở thủ đô hoàng gia Kyôto, và hệ thống inakama ngắn hơn 10cm áp dụng cho các tỉnh. Vào thế kỷ XVII, chiều dài của tatami, chiếc chiếu rơm dày trải khắp sàn nhà, trở thành môđun tiêu biểu cho kiến trúc ngôi đền đã được sử dụng, dưới ảnh hưởng của kiến trúc cung đình.
Lúc đầu đó là cái thảm đặt dưới sàn gọi là oki đatami, rồi trở thành môđun trải sàn nói chung từ thế kỷ XV, một cái tatami bao giờ cũng có chiều dài gáp đôi chiều ngang. Ghép lại, hai tatami hợp thành hình vuông giới hạn đơn vị của mặt phẳng, gọi là tsubo. Ở Nhật Bản người ta thích mô tả diện tích mặt sàn không phải bằng số stubo mà bằng số lượng tatami. Tuỳ theo vùng, kích thước tatami có thể thay đổi tuỳ thuộc vào bốn đơn vị đo lường tiêu chuẩn chính thức được chấp nhận, trong đó có hai đơn vị thông dụng. Tatami ở Kyôto có các chiều 1,92 x 0,96 x 0,053m, tatami ở Tôkyo là 1,77 x 0,89 x 0,028m, còn trong cung đình thì nó có kích thước đặc biệt: 2,15 x 1,75 x 0,11m.
Thị hiếu của người bản địa về cái đơn giản trong sự tôn trọng những quy chuẩn đã định, biểu hiện một thái độ khắc khổ nào đấy, đã giúp cho việc lưu truyền một cách chặt chẽ hệ thống ứng dụng đó đến ngày nay, vượt qua các đòi hỏi về thời trang.
Sự chọn lựa
Tình yêu đối với vật liệu sống
Vào đầu đệ tứ kỷ, mảnh đất sau này sẽ trở thành nước Nhật, hãy còn là bờ biển lục địa châu Á mênh mông. Vùng biển này ít thu hút con người và động vật. Nhưng các thế kỷ đã dệt nên công trình khắc nghiệt của nó: sự trôi dạt của các lục địa đã khiến cho mảnh đất hình cong của nước Nhật tương lai bị cắt vụn và tách ra kéo theo những con người, con vật và cây cỏ trên lưng nó.
Đó là một sự bảo tồn những giống loài phong phú đủ loại có từ kỷ đệ tứ mà ngày nay đã biến mất trên những phần khác còn lại của thế giới. Nhờ sự cô lập đó mà 83 loài cây độc đáo (168 loài cây so với 85 loài của châu Âu) đã đem lại cho rừng và vườn Nhật Bản cái duyên dáng không đâu có. Vô vàn loài thích, loài thông, dương liễu, tùng, bách, long não, sồi, tần bì, phong, dẻ, hòa trộn hình dáng đặc biệt của chúng vào những khóm tre khổng lồ rậm rạp.
Những khu rừng tuyệt vời đó bao phủ 67% diện tích mấp mô không người ở của nước Nhật, luôn luôn phải đấu tranh với nạn lở đất, nó bảo đảm sự cần thiết phải tự cứu lấy mình và tạo nên lòng kính trọng và cả một sự sùng bái sâu sắc trong nhân dân Nhật. Không có những không gian rừng cây đó bao quanh những đồng bằng chật hẹp mà con người phải dựa vào đó mà sống, đất nước này chỉ còn là những hoang mạc bị nước lũ tàn phá.
Những con người sáng tạo, những người thợ thủ công và những nhà xây dựng đã nâng tình yêu đối với cây cỏ lên đỉnh cao, nó là cái cuống rốn thật sự nối liền con người với các thần linh thiên nhiên, và đối với đền chùa, họ chỉ dùng gỗ làm vật liệu xây dựng.
"Nhà kiến trúc trước hết là một người thợ mộc" (M.Gonse). Họ có cái thú đẽo gọt gỗ, họ ve vuốt mặt gỗ và cảm nhận dưới dụng cụ cái mềm mại và dẻo dai của gỗ. Cái đẹp của gỗ còn quý hơn cái vĩnh cửu của công trình làm nên. Với tầm vóc của cây, nó áp đặt cho người xây dựng một kích thước vừa phải, tương ứng với đầu óc chừng mực của người Nhật. Ta có thể hỏi, nếu không có thứ vật liệu sống động là gỗ đó, thì liệu họ có thể có đầu óc sáng tạo và liệu kiến trúc đền miếu có thể độc đáo như vậy không.
Mềm dẻo, tạo tác nhanh chóng, kiến trúc gỗ hiện lên một cách tự nhiên, cao quý, chân thật, thực dụng và tiết kiệm. Kết cấu được nhìn thấy rõ, thay đổi ở những thớ khác nhau của thiên nhiên, phủ lên lớp rêu phong của thời gian. Sự thăng bằng giữa chức năng và thẩm mỹ luôn luôn làm người Nhật thích thú, khiến họ càng thêm yêu hương vị của thiên nhiên, và cái đó có cả ngay trong những kiến trúc cầu kỳ.
Lần theo thớ gỗ
Ngay từ thế kỷ VII, người thợ mộc đã sử dụng gỗ bách, họ dùng cho đến tận thế kỷ XII lúc đó gỗ này chỉ xuất hiện kết hợp cùng các gỗ khác. Đến thế kỷ XVII rừng bách bị cạn kiệt vì xây dựng, đã được cứu vãn nhờ tác động của một vài lãnh chúa phong kiến biết nhìn xa. Nhờ vậy mà các khu rừng ở Yoshino và Kiso trở lại phong phú như xưa.
Từ thế kỷ XVII cây thông liễu có thớ gỗ không đều bằng, nhưng lại rất mịn màng nhờ đánh bóng bằng cát nhỏ hạt, được sử dụng làm nhà ở, làm trà thất, và thỉnh thoảng có làm đền. Từ thời đó loài thông thớ nhỏ, dễ tác nghiệp và ít bị nứt khi thao tác, đó là cây hinoki, bách Nhật Bản, cây sugi, thông liễu (một loại cù tùng), và cây matsu, thông đen hay đỏ, là những loại được dùng nhiều nhất, trong các loại cây rụng lá thì có cây keyaki (một loại cây du).
Tuy nhiên, cây thông cũng đặt ra một số vấn đề cho người xây dựng, vì rất khó đẽo những vật thẳng và nó thu hút mối mọt. Vì vậy trước thế kỷ XII nó ít được sử dụng và cuối cùng chỉ được dùng làm các bộ phận mái.
Các loại gỗ cứng, như gỗ du, long não, sồi và anh đào chỉ dùng để làm các chi tiết (chốt, con sơn), không bao giờ làm các bộ phận lớn vì chúng dễ bị vênh. Từ thế kỷ XIV, cây du hay được dùng để chạm các hình điêu khắc trang trí rất phổ biến hồi đó. Nó có thể chịu đựng mưa nắng, ngay cả đến những hình chạm khắc nhỏ.
Các đền Shinto thường dùng những tấm ván bằng vỏ cây bách (hiwada) làm mái lợp, đôi khi vỏ cây anh đào, thay vì lợp bằng ngói đất nung, tạo thêm nét duyên dáng ở sự kết hợp màu xanh xám của vỏ cây và màu xanh lá mạ của rêu phong. Nó cho thấy cái phù du của cuộc sống, các nhà sư lúc nào cũng thích thiên nhiên sống động của cây cỏ để náu mình trầm tư.
Một phiến đá bỏ rơi
Đá không bao giờ cạnh tranh gỗ trong xây dựng các đền chùa, có lẽ chỉ trừ thời thự sử để dựng các ngôi mộ với các khối cự thạch, hầm mộ đẽo gọt rất công phu để rồi chôn sâu xuống dưới những ngọn đồi nhân tạo.
Vào thế kỷ VI, kiến trúc Trung Hoa với những nền tảng bằng đá, kết cấu gỗ kết hợp với tường gạch và hồ vữa, đã được vận dụng ở một nước Nhật tôn thờ thiên nhiên mà các đền Shinto đều làm toàn bằng gỗ.
Khi kiến trúc đền sử dụng đá badan vùng Nara, rồi sau này đến thế kỷ IX, dùng đá hoa cương hồng và cứng, thì chỉ là lát nền, xây móng, làm đá tảng hay các bậc thềm bên ngoài. Hiệu quả trang trí đòi hỏi phải tìm và vận chuyển về những tảng đá đẽo gọt từ các công trường khắp nơi trên quần đảo, nhưng từ khi phổ biến lát sàn bằng gỗ, đá xây dựng bị che khuất dưới sàn, thì người ta chỉ cần dùng đá khai thác ngay tại chỗ.
Và muộn hơn về sau, khi người Trung Hoa bắt đầu xây dựng cung điện đền miếu bằng đá, thì người Nhật Bản dừng lại không bắt chước nữa.
Còn về đá hoa đã được dùng ở phương Tây từ thời cổ đại, lại rất hiếm thấy ở Nhật Bản, và dấu vết duy nhất còn lại đến ngày nay là những phiến đá hoa lát ngoài bàn thờ của Yakushi-ji ở Nara.
Ảnh hưởng nước ngoài và sự bảo tồn truyền thống
Do vị trí địa lý và tinh thần độc lập, Nhật Bản biết sử dụng vào mỗi thời đại những mô hình của nước ngoài, mà không phá vỡ bản sắc riêng: một ý thức về thiên nhiên không bao giờ suy thoái, một thị hiếu mộc mạc không bao giờ giảm sút, một sự khéo léo ngày càng tinh tế. Sự lựa chọn các ảnh hưởng nước ngoài bổ sung cho sự chọn lọc tự nhiên do hoàn cảnh khí hậu, thực vật và địa mạo tạo nên, khác với lục địa.
Ít bị lôi cuốn vào những kiến trúc đồ sộ của Phật giáo, ngôi đền Shinto luôn giữ được cái duyên trầm lặng của bố cục, cái vẻ mộc mạc của mái rơm hay công thức độc đáo của chiếc mái vỏ cây, ít được sử dụng ở Trung Quốc. Tuy tinh thần của ngôi chùa Phật giáo đôi khi có ảnh hưởng, nhưng vẫn không gây tổn hại đến truyền thống.
Tính bảo thủ Nhật Bản đã giải thích tính tương đối đơn điệu về kiểu dáng kiến trúc trong thời gian cũng như trong phân bố về địa lý. Giới quý tộc, giới võ sĩ và người nông dân đã xác định, bằng những thị hiếu chung, tính độc đáo trong rung cảm. Nhưng ở đây không hề có sự bảo hộ về văn hóa: người Nhật tôn trọng văn hóa ngoại lai, họ làm theo một cách tự do mà không hề có mặc cảm tự ti. Cần ghi nhận rằng kiến trúc, thủ công, hội hoạ, đô thị, chữ viết tượng hình và cả sự vận hành của những thiết chế, cũng như Phật giáo trong thời kỳ lịch sử đầu tiên của Nhật Bản, đều được du nhập từ Trung Quốc thông qua Triều Tiên. Nhưng phải nhận rằng trong vòng hai thế kỷ, tất cả những vay mượn đều được xem xét, mổ xẻ, tiếp nhận và cuối cùng là Nhật Bản hóa, theo những công thức riêng, độc đáo và dân tộc. Mỗi giai đoạn ảnh hưởng, như ở thời Lục triều thế kỷ VI, thời Đường thế kỷ VII, thời Tống thế kỷ XII và Tây phương thế kỷ XIX, đã tác động như một chất men để làm hồi sinh trí tưởng tượng sáng tạo của người Nhật.
Tinh thần của thiên nhiên
Sự tôn thờ chiều ngang
Các kiến trúc Nhật Bản có một ý thức sâu sắc khi xây dựng rằng họ có thiên nhiên bao quanh, đưa đến sự sáng tạo theo chiều ngang như cây mới nẩy mầm, chỉ vươn lên cao tuỳ theo địa hình. Ngay đến cả những kiến trúc có ý định xây cao, như chùa tháp nhiều tầng hay các đền thiền, những chi tiết của kiến trúc luôn luôn cản trở việc vươn lên cao của những bộ phận trong kết cấu. Đấy là những lan can, những bao lơn, việc sắp đặt những tấm bình phong hay những khoảng trống, đường viền trang trí ở diềm mái.
Tháp chùa là kiến trúc duy nhất dựng theo chiều thẳng đứng, những sự nhấn mạnh mái cong của mỗi tầng cũng đủ để phá vỡ nhịp điệu và đem lại những khoảng tối lớn theo chiều ngang trên toàn thể kiến trúc.Giống như ngọn núi và những hàng thông liễu trên đỉnh, từ trên kiến trúc Nhật Bản ta có được một cái nhìn bao quát xung quanh quét theo chiều ngang, ta không cảm thấy bị đè nén vì sự quá đáng. Một trong những điểm mạnh của kiến trúc Nhật là sự hoà hợp vào cảnh quan, giúp cho khách cảm thấy được hòa nhập với không gian và chốn thiêng liêng ngay khi họ bước qua khỏi cổng ngôi đền.
Trong phần lớn các kiến trúc, mái nhà có một nửa giá trị trong việc tạo nên cảm giác chung chứ không phải là chiều cao của nhà. Tuy nhiên, do sức mạnh theo chiều ngang của các đường nét và độ dốc của mái, hiệu quả nặng nề của mái nhà hình như không những giảm bớt, mà nó có vẻ ít cao hơn trên thực tế. Nhìn từ dưới mặt đất, dáng vẻ chung của nó thường là một khối chữ nhật kéo rất dài.Chiều dài của ngôi nhà trên nguyên tắc là không thay đổi, thậm chí lớn hơn chiều cao toàn thể. Lúc đó tất yếu mối quan hệ giữa chiều dài - chiều sâu và độ dốc của mái đã làm giảm đi cảm giác về chiều cao, hạn chế tầm nhìn chuyển sang chiều ngang.
Theo ý tưởng của con người
Nghệ thuật lợp mái và lát sàn theo chiều ngang hoà nhập vào cảnh quan, kiến trúc ngôi đền Nhật Bản có đặc tính đáng chú ý là ở sự đơn sơ và tiết kiệm phương tiện. Kiến trúc này còn có đặc tính nữa là các thành phần của kiến trúc được thực hiện một cách tinh xảo. Nghĩa là những cột, kèo và những chi tiết cấu thành khác luôn luôn được phô bày ra trong sự đơn giản tự nhiên của nó. Nó muốn tránh những hình dáng qúa đáng, những đường mái cong quá cầu kỳ hay những hiệu quả trang trí quá lộ liễu. Ngay cả khi nó phải sao chép các hình mẫu Trung Quốc hay bắt chước theo, nền kiến trúc này đã điều chỉnh hình mẫu theo hướng đơn giản hoá một cách tự nhiên. Thay vì một trật tự đăng đối chặt chẽ và khô cứng theo kiểu Trung Hoa, hay một sự ngụy biện của sắc màu và những đường cong điên loạn, nó thích những đường mái thẳng hơi võng xuống và những bình đồ không cân đối giao hòa bằng nhịp điệu tinh tế theo độ cao thấp tự nhiên của mặt đất. Dưới một mái trùm rộng ra ngoài, ngôi đền che chở trong tĩnh lặng và u tịch, không chỉ các thần linh, mà cả những người hành hương.
Trong tinh thần Nhật Bản, ngôi đền không phải để ngắm nhìn, mà là để thực hành: nó không phải là "vật thể" để tôn sùng, mà bản thân nó có nghĩa là sự tôn kính. Ý tưởng về ngôi đền vượt xa những kỳ tích về kỹ thuật đề cao giá trị lao động của con người. Vì lẽ đó, ở người Nhật không có tình cảm yêu thích những phế tích, người ta không đi tìm vật liệu vĩnh cửu. Ở phương Tây, người ta mê mẩn trước một di tích cổ đã tồn tại qua thử thách của thời gian và còn giữ lại những dấu tích tàn phá. Ngược lại, ở Nhật Bản kiến trúc được trùng tu theo định kỳ hay được dựng lại một cách trung thành trải qua bao thế kỷ theo mẫu lúc ban đầu. Như vậy nó kế tục ý tưởng của kiến trúc chứ không phải duy trì chất liệu gốc, cái đó chỉ là thứ yếu.
Việc dựng lại một kiến trúc bị đốt cháy, bị chiến tranh tàn phá hay vì những chấn động của mặt đất, đã được thực hiện dễ dàng bằng việc thay thế từng bộ phận. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là gỗ thì không bao giờ thiếu.
Theo tầm vóc con người
Trong nền kiến trúc mở này, chỉ những cây cột mới có vai trò nâng đỡ, vì vậy trước hết ta hãy xem đến việc xử lý đối với nó. Những kích thước cố định của các đơn vị kiến trúc và đặc biệt là kích thước của các gian nhà, bản thân nó là một điểm chủ chốt của nền kiến trúc đó, nhất là khi nó được cấu thành bằng mái và sàn.
Từ thế kỷ X, chiếc chiếu đặt trong phòng khách để mời khách ngồi đã xác định yếu tố môđun xây dựng trên bề mặt cho một người nằm. Cái môđun dựa theo cơ thể con người đó đã xác định kích thước chuẩn của một gian nhà (ken), của chiều kích bình phong và chiều cao lanhtô cửa ra vào. Có hai hệ thống được áp dụng, đã thành phổ biến từ thế kỷ XVII: hệ thống kyôma dài 1,90m được áp dụng ở thủ đô hoàng gia Kyôto, và hệ thống inakama ngắn hơn 10cm áp dụng cho các tỉnh. Vào thế kỷ XVII, chiều dài của tatami, chiếc chiếu rơm dày trải khắp sàn nhà, trở thành môđun tiêu biểu cho kiến trúc ngôi đền đã được sử dụng, dưới ảnh hưởng của kiến trúc cung đình.
Lúc đầu đó là cái thảm đặt dưới sàn gọi là oki đatami, rồi trở thành môđun trải sàn nói chung từ thế kỷ XV, một cái tatami bao giờ cũng có chiều dài gáp đôi chiều ngang. Ghép lại, hai tatami hợp thành hình vuông giới hạn đơn vị của mặt phẳng, gọi là tsubo. Ở Nhật Bản người ta thích mô tả diện tích mặt sàn không phải bằng số stubo mà bằng số lượng tatami. Tuỳ theo vùng, kích thước tatami có thể thay đổi tuỳ thuộc vào bốn đơn vị đo lường tiêu chuẩn chính thức được chấp nhận, trong đó có hai đơn vị thông dụng. Tatami ở Kyôto có các chiều 1,92 x 0,96 x 0,053m, tatami ở Tôkyo là 1,77 x 0,89 x 0,028m, còn trong cung đình thì nó có kích thước đặc biệt: 2,15 x 1,75 x 0,11m.
Thị hiếu của người bản địa về cái đơn giản trong sự tôn trọng những quy chuẩn đã định, biểu hiện một thái độ khắc khổ nào đấy, đã giúp cho việc lưu truyền một cách chặt chẽ hệ thống ứng dụng đó đến ngày nay, vượt qua các đòi hỏi về thời trang.
Sự chọn lựa
Tình yêu đối với vật liệu sống
Vào đầu đệ tứ kỷ, mảnh đất sau này sẽ trở thành nước Nhật, hãy còn là bờ biển lục địa châu Á mênh mông. Vùng biển này ít thu hút con người và động vật. Nhưng các thế kỷ đã dệt nên công trình khắc nghiệt của nó: sự trôi dạt của các lục địa đã khiến cho mảnh đất hình cong của nước Nhật tương lai bị cắt vụn và tách ra kéo theo những con người, con vật và cây cỏ trên lưng nó.
Đó là một sự bảo tồn những giống loài phong phú đủ loại có từ kỷ đệ tứ mà ngày nay đã biến mất trên những phần khác còn lại của thế giới. Nhờ sự cô lập đó mà 83 loài cây độc đáo (168 loài cây so với 85 loài của châu Âu) đã đem lại cho rừng và vườn Nhật Bản cái duyên dáng không đâu có. Vô vàn loài thích, loài thông, dương liễu, tùng, bách, long não, sồi, tần bì, phong, dẻ, hòa trộn hình dáng đặc biệt của chúng vào những khóm tre khổng lồ rậm rạp.
Những khu rừng tuyệt vời đó bao phủ 67% diện tích mấp mô không người ở của nước Nhật, luôn luôn phải đấu tranh với nạn lở đất, nó bảo đảm sự cần thiết phải tự cứu lấy mình và tạo nên lòng kính trọng và cả một sự sùng bái sâu sắc trong nhân dân Nhật. Không có những không gian rừng cây đó bao quanh những đồng bằng chật hẹp mà con người phải dựa vào đó mà sống, đất nước này chỉ còn là những hoang mạc bị nước lũ tàn phá.
Những con người sáng tạo, những người thợ thủ công và những nhà xây dựng đã nâng tình yêu đối với cây cỏ lên đỉnh cao, nó là cái cuống rốn thật sự nối liền con người với các thần linh thiên nhiên, và đối với đền chùa, họ chỉ dùng gỗ làm vật liệu xây dựng.
"Nhà kiến trúc trước hết là một người thợ mộc" (M.Gonse). Họ có cái thú đẽo gọt gỗ, họ ve vuốt mặt gỗ và cảm nhận dưới dụng cụ cái mềm mại và dẻo dai của gỗ. Cái đẹp của gỗ còn quý hơn cái vĩnh cửu của công trình làm nên. Với tầm vóc của cây, nó áp đặt cho người xây dựng một kích thước vừa phải, tương ứng với đầu óc chừng mực của người Nhật. Ta có thể hỏi, nếu không có thứ vật liệu sống động là gỗ đó, thì liệu họ có thể có đầu óc sáng tạo và liệu kiến trúc đền miếu có thể độc đáo như vậy không.
Mềm dẻo, tạo tác nhanh chóng, kiến trúc gỗ hiện lên một cách tự nhiên, cao quý, chân thật, thực dụng và tiết kiệm. Kết cấu được nhìn thấy rõ, thay đổi ở những thớ khác nhau của thiên nhiên, phủ lên lớp rêu phong của thời gian. Sự thăng bằng giữa chức năng và thẩm mỹ luôn luôn làm người Nhật thích thú, khiến họ càng thêm yêu hương vị của thiên nhiên, và cái đó có cả ngay trong những kiến trúc cầu kỳ.
Lần theo thớ gỗ
Ngay từ thế kỷ VII, người thợ mộc đã sử dụng gỗ bách, họ dùng cho đến tận thế kỷ XII lúc đó gỗ này chỉ xuất hiện kết hợp cùng các gỗ khác. Đến thế kỷ XVII rừng bách bị cạn kiệt vì xây dựng, đã được cứu vãn nhờ tác động của một vài lãnh chúa phong kiến biết nhìn xa. Nhờ vậy mà các khu rừng ở Yoshino và Kiso trở lại phong phú như xưa.
Từ thế kỷ XVII cây thông liễu có thớ gỗ không đều bằng, nhưng lại rất mịn màng nhờ đánh bóng bằng cát nhỏ hạt, được sử dụng làm nhà ở, làm trà thất, và thỉnh thoảng có làm đền. Từ thời đó loài thông thớ nhỏ, dễ tác nghiệp và ít bị nứt khi thao tác, đó là cây hinoki, bách Nhật Bản, cây sugi, thông liễu (một loại cù tùng), và cây matsu, thông đen hay đỏ, là những loại được dùng nhiều nhất, trong các loại cây rụng lá thì có cây keyaki (một loại cây du).
Tuy nhiên, cây thông cũng đặt ra một số vấn đề cho người xây dựng, vì rất khó đẽo những vật thẳng và nó thu hút mối mọt. Vì vậy trước thế kỷ XII nó ít được sử dụng và cuối cùng chỉ được dùng làm các bộ phận mái.
Các loại gỗ cứng, như gỗ du, long não, sồi và anh đào chỉ dùng để làm các chi tiết (chốt, con sơn), không bao giờ làm các bộ phận lớn vì chúng dễ bị vênh. Từ thế kỷ XIV, cây du hay được dùng để chạm các hình điêu khắc trang trí rất phổ biến hồi đó. Nó có thể chịu đựng mưa nắng, ngay cả đến những hình chạm khắc nhỏ.
Các đền Shinto thường dùng những tấm ván bằng vỏ cây bách (hiwada) làm mái lợp, đôi khi vỏ cây anh đào, thay vì lợp bằng ngói đất nung, tạo thêm nét duyên dáng ở sự kết hợp màu xanh xám của vỏ cây và màu xanh lá mạ của rêu phong. Nó cho thấy cái phù du của cuộc sống, các nhà sư lúc nào cũng thích thiên nhiên sống động của cây cỏ để náu mình trầm tư.
Một phiến đá bỏ rơi
Đá không bao giờ cạnh tranh gỗ trong xây dựng các đền chùa, có lẽ chỉ trừ thời thự sử để dựng các ngôi mộ với các khối cự thạch, hầm mộ đẽo gọt rất công phu để rồi chôn sâu xuống dưới những ngọn đồi nhân tạo.
Vào thế kỷ VI, kiến trúc Trung Hoa với những nền tảng bằng đá, kết cấu gỗ kết hợp với tường gạch và hồ vữa, đã được vận dụng ở một nước Nhật tôn thờ thiên nhiên mà các đền Shinto đều làm toàn bằng gỗ.
Khi kiến trúc đền sử dụng đá badan vùng Nara, rồi sau này đến thế kỷ IX, dùng đá hoa cương hồng và cứng, thì chỉ là lát nền, xây móng, làm đá tảng hay các bậc thềm bên ngoài. Hiệu quả trang trí đòi hỏi phải tìm và vận chuyển về những tảng đá đẽo gọt từ các công trường khắp nơi trên quần đảo, nhưng từ khi phổ biến lát sàn bằng gỗ, đá xây dựng bị che khuất dưới sàn, thì người ta chỉ cần dùng đá khai thác ngay tại chỗ.
Và muộn hơn về sau, khi người Trung Hoa bắt đầu xây dựng cung điện đền miếu bằng đá, thì người Nhật Bản dừng lại không bắt chước nữa.
Còn về đá hoa đã được dùng ở phương Tây từ thời cổ đại, lại rất hiếm thấy ở Nhật Bản, và dấu vết duy nhất còn lại đến ngày nay là những phiến đá hoa lát ngoài bàn thờ của Yakushi-ji ở Nara.
Ảnh hưởng nước ngoài và sự bảo tồn truyền thống
Do vị trí địa lý và tinh thần độc lập, Nhật Bản biết sử dụng vào mỗi thời đại những mô hình của nước ngoài, mà không phá vỡ bản sắc riêng: một ý thức về thiên nhiên không bao giờ suy thoái, một thị hiếu mộc mạc không bao giờ giảm sút, một sự khéo léo ngày càng tinh tế. Sự lựa chọn các ảnh hưởng nước ngoài bổ sung cho sự chọn lọc tự nhiên do hoàn cảnh khí hậu, thực vật và địa mạo tạo nên, khác với lục địa.
Ít bị lôi cuốn vào những kiến trúc đồ sộ của Phật giáo, ngôi đền Shinto luôn giữ được cái duyên trầm lặng của bố cục, cái vẻ mộc mạc của mái rơm hay công thức độc đáo của chiếc mái vỏ cây, ít được sử dụng ở Trung Quốc. Tuy tinh thần của ngôi chùa Phật giáo đôi khi có ảnh hưởng, nhưng vẫn không gây tổn hại đến truyền thống.
Tính bảo thủ Nhật Bản đã giải thích tính tương đối đơn điệu về kiểu dáng kiến trúc trong thời gian cũng như trong phân bố về địa lý. Giới quý tộc, giới võ sĩ và người nông dân đã xác định, bằng những thị hiếu chung, tính độc đáo trong rung cảm. Nhưng ở đây không hề có sự bảo hộ về văn hóa: người Nhật tôn trọng văn hóa ngoại lai, họ làm theo một cách tự do mà không hề có mặc cảm tự ti. Cần ghi nhận rằng kiến trúc, thủ công, hội hoạ, đô thị, chữ viết tượng hình và cả sự vận hành của những thiết chế, cũng như Phật giáo trong thời kỳ lịch sử đầu tiên của Nhật Bản, đều được du nhập từ Trung Quốc thông qua Triều Tiên. Nhưng phải nhận rằng trong vòng hai thế kỷ, tất cả những vay mượn đều được xem xét, mổ xẻ, tiếp nhận và cuối cùng là Nhật Bản hóa, theo những công thức riêng, độc đáo và dân tộc. Mỗi giai đoạn ảnh hưởng, như ở thời Lục triều thế kỷ VI, thời Đường thế kỷ VII, thời Tống thế kỷ XII và Tây phương thế kỷ XIX, đã tác động như một chất men để làm hồi sinh trí tưởng tượng sáng tạo của người Nhật.