Nghệ Thuật Kiến Trúc Giá Đỡ trong các Tự Viện Phật Giáo Nhật Bản (Phần-1)
Biên tập: Thích Tâm Mãn - Thích Minh Thông
(chuaminhthanh.com) Kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc cũng như Phật Giáo Nhật Bản so với kiến trúc cung điện về qui mô thì không bằng, nhưng về nghệ thuật thì trội hơn rất nhiều so với kiến trúc cung điện. Nếu so về số lượng, vật liệu xây dựng hình dáng kiến trúc cũng có thể sánh ngang bằng với kiến trúc cung điện. Nếu nói về nội hàm văn hóa và chiều sâu nghệ thuật giá trị thẩm mỹ thì hơn hẳn kiến trúc cung đình.
Kiến trúc cổ đại Trung Quốc lấy kết cấu gỗ làm phương thức kết cấu chính, ngoài ra dùng phương thức giá đỡ để làm kết cấu phần đầu cột cũng như phần chịu lực của phần dang rộng mái. Ngoài ra giá đỡ còn mang tính văng trang trí cho kiến trúc cũng như sự khéo léo của nghệ thuật sắp xếp kiến trúc. Kết cấu giá đỡ được dùng trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc đến đời Hán thì việc sử dụng kết cấu này trong kiến trúc quan trọng của quốc gia đã được thể chế hóa.
Có chế độ và đẳng cấp nghiêm ngặt, việc sử dụng kết cấu giá đỡ trong kiến trúc rất hạn chế, duy chỉ có cung điện, tự viện và các kiến trúc cao cấp khác của nhà nước mới được cho phép sử dụng kết cấu này. Ở chỗ này kiến trúc Phật Giáo và kiến trúc cung điện hưởng chung một thể chế đặc thù, cho nên kiến trúc Phật Giáo sử dụng kết cấu giá đỡ trong phạm vi rất rộng, số lượng rất nhiều về kiểu dáng và chất liệu làm cho người thời đó phải tán thán.
Phật tự Trung Quốc được xây dựng thịnh hành, Phật Giáo Trung Quốc bắt đầu phát triển mạnh, có thể nói là từ thời Nam Bắc triều cho đến Tùy Đường. Bất luận từ đô thành cho đến làng xóm, đâu đâu cũng đều có chùa chiền do quốc gia xây cất hoặc là chính quyền địa phương xây dựng, tập trung nhân lực tài lực xây dựng chùa chiền tháp miếu điêu khắc Phật động. Đương thời thủ đô Nam triều là Kiến Khang có hơn 500 ngôi chùa. Thời Bắc Ngụy thủ đô Lạc Dương có hơn 1367 ngôi chùa. Đến đời Tùy chùa chiền đã đạt đến 1434 ngôi, chiếm diện tích 60% của kinh đô nhà Tùy.
Nghệ Thuật Kiến Trúc Giá Đỡ trong các Tự Viện Phật Giáo Nhật Bản (Tiếp theo)
Biên tập: Thích Tâm Mãn - Thích Minh Thông
(chuaminhthanh.com) Kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc cũng như Phật Giáo Nhật Bản so với kiến trúc cung điện về qui mô thì không bằng, nhưng về nghệ thuật thì trội hơn rất nhiều so với kiến trúc cung điện. Nếu so về số lượng, vật liệu xây dựng hình dáng kiến trúc cũng có thể sánh ngang bằng với kiến trúc cung điện. Nếu nói về nội hàm văn hóa và chiều sâu nghệ thuật giá trị thẩm mỹ thì hơn hẳn kiến trúc cung đình.
Kiến trúc cổ đại Trung Quốc lấy kết cấu gỗ làm phương thức kết cấu chính, ngoài ra dùng phương thức giá đỡ để làm kết cấu phần đầu cột cũng như phần chịu lực của phần dang rộng mái. Ngoài ra giá đỡ còn mang tính văng trang trí cho kiến trúc cũng như sự khéo léo của nghệ thuật sắp xếp kiến trúc. Kết cấu giá đỡ được dùng trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc đến đời Hán thì việc sử dụng kết cấu này trong kiến trúc quan trọng của quốc gia đã được thể chế hóa.
Có chế độ và đẳng cấp nghiêm ngặt, việc sử dụng kết cấu giá đỡ trong kiến trúc rất hạn chế, duy chỉ có cung điện, tự viện và các kiến trúc cao cấp khác của nhà nước mới được cho phép sử dụng kết cấu này. Ở chỗ này kiến trúc Phật Giáo và kiến trúc cung điện hưởng chung một thể chế đặc thù, cho nên kiến trúc Phật Giáo sử dụng kết cấu giá đỡ trong phạm vi rất rộng, số lượng rất nhiều về kiểu dáng và chất liệu làm cho người thời đó phải tán thán.
Phật tự Trung Quốc được xây dựng thịnh hành, Phật Giáo Trung Quốc bắt đầu phát triển mạnh, có thể nói là từ thời Nam Bắc triều cho đến Tùy Đường. Bất luận từ đô thành cho đến làng xóm, đâu đâu cũng đều có chùa chiền do quốc gia xây cất hoặc là chính quyền địa phương xây dựng, tập trung nhân lực tài lực xây dựng chùa chiền tháp miếu điêu khắc Phật động. Đương thời thủ đô Nam triều là Kiến Khang có hơn 500 ngôi chùa. Thời Bắc Ngụy thủ đô Lạc Dương có hơn 1367 ngôi chùa. Đến đời Tùy chùa chiền đã đạt đến 1434 ngôi, chiếm diện tích 60% của kinh đô nhà Tùy.