Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Kiến trúc kỳ thú của nhà ga lớn nhất Hong Kong

Một khoảng không gian mở tràn ngập cây xanh có diện tích tương đương 3 sân bóng đá sẽ bao phủ nóc nhà ga cuối của đường tàu cao tốc được dự định xây dựng tại phía tây thành phố Cửu Long thuộc đặc khu hành chính Hong Kong.

Đường tàu cao tốc Quảng Châu - Thẩm Quyến - Hong Kong có thể bị tạm hoãn do việc tranh cãi về chuyện tái định cư làng Tsoi Yuen tại trung tâm Hong Kong, nhưng ít nhất các nhà đầu tư cũng đang nỗ lực thiết kế kiến trúc và cảnh quan hấp dẫn cho nhà ga.

Tập đoàn MTR đã lên kế hoạch bao phủ cây xanh cho toàn bộ nhà ga cuối của đường tàu cao tốc được dự định xây dựng tại phía tây thành phố Cửu Long. Phần lớn tòa nhà 4 tầng sẽ nằm dưới lòng đất còn mái nhà sẽ trở thành một công viên rộng 3 ha. Bản vẽ phối cảnh của nhà ga ở bức ảnh bên dưới, khiến người xem ấn tượng về “thiết kế theo định hướng con người” của nhà ga theo ý đồ của giám đốc dự án Paul Lo Po-hing.

hk1.jpg

Diện tích cây xanh trên mái nhà của nhà ga cuối đường tàu cao tốc tại phía tây TP. Cửu Long sẽ tương đương diện tích của 3 sân bóng đá.

hk2.jpg

Phía tây TP. Cửu Long cũng có một số hướng nhìn đẹp nhất ra Cảng Victoria, một sắp đặt lý tưởng cho việc đi dạo trong công viên tương lai.

hk3.jpg

Những đặc trưng sinh thái khác của ga cuối là những ống đèn huỳnh quang đặc biệt tiết kiệm 20% điện năng và một hệ thống gom nước mưa cung cấp nước cho việc làm sạch.

hk4.jpg

Những tầng trên cùng của nhà ga cuối sẽ sử dụng các vách kính lớn trong suốt để tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng tự nhiên.

Tượng đá trên đảo Phục Sinh

Tượng đá trên đảo Phục Sinh: Bí ẩn chưa có lời giải

Nằm trơ trọi, cô lập giữa biển cả mênh mông, đảo Phục Sinh cách bờ gần nhất là bờ biển xứ Chile thuộc miền Nam Mỹ Châu. Sở dĩ đảo có tên gọi này vì đảo được tìm thấy bởi nhà thám hiểm người Đức tên là Jacob Roggeveen vào đúng ngày Chủ Nhật Phục Sinh năm 1722.

2010-08-06_1111.jpg

Đảo Phục sinh

Đảo Phục Sinh (tên bản xứ là Rapa Nui) là một hòn đảo Polynesia ở đông nam Thái Bình Dương, một lãnh thổ đặc biệt của Chile sáp nhập năm 1888, Đảo Phục Sinh nổi tiếng với gần 1.000 bức tượng đá còn tồn tại, được gọi là WH (Đọc là Moai), được tạo ra bởi những người Rapanui. Vùng đất này có hình tam giác, cạnh dài nhất chỉ có 22km, chiều rộng 16km. Ba góc cạnh của tam giác là 3 ngọn núi lửa đã tắt, ngọn cao nhất là ngọn Rano Raraku, cao 1.765 bộ Anh. Đảo không có cây cối to mà chỉ có những loại bụi nhỏ và cỏ nên trông vắng lặng khô cằn. Đảo Phục Sinh cách hòn đảo có người ở gần nhất là đảo Picairn 2.250km và cách bờ biển Nam Mỹ 3.747km.

Thổ dân trên đảo cũng chỉ khoảng 1.000 người và hầu hết sinh sống bằng nghề nuôi cừu. Đất đảo được cấu tạo phần lớn bởi nham thạch do 3 ngọn núi lửa phun ra nên rất xốp và hút nước rất nhanh, do vậy nên nước tại đây rất hiếm và quý.

Hiện nay đảo được đặt dưới quyền kiểm soát của chính phủ Chile nhưng mỗi năm chỉ một lần chính phủ gửi một chuyến tàu ra liên lạc và tiếp tế. Còn lại đảo hoàn toàn biệt lập đối với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, đảo Phục Sinh lại là nơi đầy hấp dẫn đối với những nhà khảo cổ trên toàn thế giới vì những bí mật kỳ bí của nó.

Gần 1.000 tượng đá sống động

dps2.jpg

Tượng được đặt sát biển, mặt quay vào đất liền

Trên hòn đảo nhỏ ở nam Thái Bình Dương này, rải rác quanh bờ biển của đảo Phục Sinh, một hàng tượng đá (cao từ 7-10m, mỗi bức nặng gần 90 tấn) đứng sừng sững với gương mặt thô kệch tạc ra từ loại đá tuff rất cứng từ tro núi lửa, đôi mắt mở trừng trừng được khảm màu trắng, đỏ. Hàng trăm bức tượng đá vẫn ngoảnh mặt vào đất liền như đợi chờ một điều gì đó trong suốt mấy nghìn năm qua. Đến nay, người ta vẫn chưa hiểu vì sao các cư dân cổ xưa có thể dựng những bức tượng khổng lồ này.

Tượng trên đảo Phục Sinh dễ nhận biết vì hình dáng và kiểu cách đặc biệt. Tượng chỉ có phần đầu và thân trên, đến một phần dưới thắt lưng, không nhìn thấy chân, cũng có vai và cánh tay, nhưng cẳng tay đơn thuần là các tác phẩm chạm nổi đặt chéo qua phía trước bụng, bên dưới rốn. Ngón tay thẳng, hướng về một hình chữ nhật hay bầu dục có thể được hiểu là khố. Đôi lúc lưng tượng cũng tạc bằng tác phẩm chạm nổi thấp, với nhiều đường thẳng, cong và xoắn ốc tượng trưng cho các hoạ tiết hình xăm biểu thị địa vị xã hội. Thực tế không hề có hai tượng giống hệt nhau, điều này đặt giả thuyết rằng, đây có thể là chân dung của cá nhân, các bậc huynh trưởng trong bộ tộc. Phần chạm khắc sinh động nhất là phần đầu bao gồm: miệng, mũi, cằm nhô ra và hai đường chân mày lồi, phần ót nhìn chung dẹt, nhưng đôi tai thon dài nổi bật ở cả hai bên.

images.jpg

Về kích thước, tượng trên đảo Phục Sinh là số tượng người lớn nhất xưa nay từng tạc, chiều cao thay đổi từ 2m - 10m. Ban đầu, tượng được đặt lên các tấm móng hành lễ (hiện còn khoảng 250-300 tấm), còn gọi là ahu, vòng quanh bờ biển của đảo, tượng lớn nhất đặt thành công là tượng Paro nặng 82 tấn. Lớn nhất trong tất cả các tượng có tên thật thích hợp ElGigante (Người khổng lồ) dài 20m, nặng khoảng 270 tấn, vẫn còn bỏ lại tại mỏ đá Rano Raraku quarry. Mỏ đá này còn 394 tượng bỏ phế.

Những bức tượng này đã có từ thời nào và ai đã tạo ra ?

9.jpg

Được đặt trên các bệ đá

Câu hỏi thế nào và tại sao những tảng đá nguyên khối như thế được tạc và dựng lên đã khiến các du khách và giới khảo cổ phương Tây từ thế kỷ 18 hao tốn bao công sức và trí tưởng tượng.

Hỏi những thổ dân thì họ ngơ ngơ ngác ngác chẳng hiểu một chút gì. Theo tài liệu được ghi lại bởi những nhà thám hiểm hồi thế kỷ thứ 18 và 19 thì lần đầu tiên vào năm 1722 khi Jacob Roggeveen tìm ra đảo Phục Sinh này, ông thấy sống lẫn lộn trên đảo hai giống người. Một loại cao, da sáng, tai dài. Còn một loại người thấp, da ngăm ngăm đen và tai ngắn. Hồi đó, ông đã sửng sốt vì thấy có sẵn trên đảo cả trăm ngôi tượng khổng lồ. Có những tượng cao đến 65m và nặng có thể trên 50 tấn. Đây là những hình tượng đầu người từ vai trở lên bằng toàn một khối đá. Tại đỉnh đầu còn đặt thêm một khối đá khác, màu đỏ, nặng cũng cả 10 tấn. Tượng nào cũng đặt trên bệ đá, cao đến 8m và hiện nay các bệ này hầu như đã bị chìm lún hẳn dưới mặt đất.

Theo Jacob Roggeveen thì hồi đó người dân tại đảo còn chưa biết dùng kim khí. Các dụng cụ của họ chỉ bằng đá thì làm sao họ đẽo khắc được các bức tượng kia ? Đồng thời đá để khắc tượng thì chắc chắn họ phải lấy từ những ngọn núi lửa đã tắt nhưng cách đó rất xa. Làm sao họ có thể di chuyển được tới đây qua những bãi trải dài đầy cát lún.

Easter Island.jpg

Đôi tai thon dài nổi bật ở hai bên, chiếc cằm bạnh và nhọn

Vào năm 1774, tức 52 năm sau, một nhóm thám hiểm người Tây Ban Nha cũng tới đảo. Sau đó, Đại Úy Cook, nhà thám hiểm nổi danh của Anh Quốc tới đảo vào năm 1779, rồi đoàn người Pháp vào năm 1786.

Khi đoàn Tây Ban Nha tới thì trên đảo đông đúc. Năm năm sau, khi Đại Úy Cook ghé lại thì thấy trên đảo hoàn toàn hoang vắng, không một bóng người. Rồi 14 năm sau nữa, những người Pháp đi qua, lại thấy dân trên đảo nhộn nhịp như chẳng có sự gì thay đổi. Tuy nhiên, theo sự nhận xét của đoàn người Pháp thì có một số tượng mà Roggeveen thấy các thổ dân đốt lửa tế thần ngày trước đã bị lật đổ nằm rạp trên mặt đất. Các nhà khảo cổ cố tìm kiếm, moi óc suy nghĩ mà không làm sao tìm ra được nguyên do.

Cho đến năm 1955, nhà khảo cổ Thor Heyerdahl thuộc Na Uy, được chính quyền Chile cho phép ra đảo tìm kiếm. Ông này được sự giúp đỡ của thổ dân đã đào xới nhiều nơi và tìm ra được vài manh mối khả dĩ giải đáp phần nào những bí mật kể trên.

Người ta cho rằng có thể những người tai dài đã vượt biển tới từ Peru, xứ sở của người dân Incas xưa cũ. Những cánh bè của họ đã trôi theo dòng nước và dạt vào đảo. Người ta còn tìm thấy tại một miệng núi lửa những thân cây của mảng bè cùng loại với thứ được dùng tại Peru bởi những người Incas. Rồi nữa nhiều bức tượng nhỏ được tìm ra có thấy khắc hình 3 chiếc thuyền, hình dáng y hệt những chiếc thuyền dùng trong nội địa hồi đó. Công cuộc đào xới còn khám phá ra được nhiều bức tượng chạm trổ khác, mô tả những đền đài hình dáng giống như đền đài dân tộc Incas, một dân tộc cổ xưa có nền văn minh khá cao ở Nam Mỹ.

Về hồi sau của lịch sử, những người tai ngắn đã đến từ những hòn đảo khác ở phía Nam Thái Bình Dương. Họ đã bị những người tai dài bắt buộc phải làm việc, phụ giúp trong việc đẽo khắc và di chuyển những hình tượng đầu người.

isla_de_pascua_014.jpg

Nhà khảo cổ Na Uy còn tìm thấy những hang đá rộng lớn trong đó còn một số ít tượng chưa được kéo đi. Chính tại những hầm đá này, những người tai ngắn bị coi như những nô lệ phải đẽo khắc những hình tượng bằng những mảnh đá. Mới đầu họ khắc những khuôn mặt trước trên vách núi, sau đó mới đục thành khuôn đầu người. Cuối cùng mới đục rời khỏi vách núi. Họ dùng dây dài buộc chặt vào tượng đá rồi kéo đi với sức lực của hàng trăm người. Có nhiều tượng đá muốn kéo đến nơi dựng nó phải qua cả mấy dặm đường. Công trình vô cùng khó nhọc.

Việc dựng đứng hình tượng dậy lại càng khó khăn hơn nữa. Dùng những thân cây, họ bẩy tượng lên từng phân một. Mỗi lần họ lại dùng đá chèn chặt, cứ như thế cho đến bao giờ tượng đứng thẳng. Còn cái chóp phía trên đầu tượng, họ đẽo đá từ ngọn núi lửa cách xa đó chừng 9, 11 km. Với cách xếp đá và đất cho cao dần, họ lôi và bẩy cho đến lúc nó nằm chính ngay trên đầu tượng.

Đến cuối thế kỷ thứ 17, một sự thay đổi lớn lao đã xảy ra tại đảo. Những người tai ngắn nổi dậy chống đối người tai dài. Một cuộc chiến đấu gay go và tàn bạo xảy ra. Người tai dài đàn áp dữ dội nhưng cuối cùng vẫn bị thua và bị tiêu diệt gần hết. Chỉ còn ít người đàn ông trốn thoát và sau đó lấy người đàn bà tai ngắn. Vì thế sau này trên đảo còn có những người da sáng và tóc hung hung là dòng giống những người tai dài này.

Sau khi chiến thắng, hòa bình cũng không kéo dài được lâu vì chính người tai ngắn lại chém giết lẫn nhau vì tranh giành quyền lợi. Gia đình này đánh nhau với gia đình kia. Họ tàn sát nhau khốc liệt và vì vậy phải trốn tránh, ẩn nấp trong những hang sâu dưới lòng đất được tạo bởi mỏm núi lửa. Họ còn đào những đường hầm ăn sâu vào hang thật lắt léo bí mật, trông bên ngoài không một ai có thể ngờ nổi. Khi Đại Úy Cook đến đảo thấy hoang vắng, có thể lúc đó những thổ dân đang trốn hết xuống hang.

Vì thiếu thốn thực phẩm nên những người tai ngắn đã ăn thịt lẫn nhau nên ngày nay người ta tìm thấy trong hang nhiều khúc xương vứt vương vãi.

easterislandpictures.jpg

Nhưng hang động này còn giữ mãi, cha truyền con nối trong một gia đình dù rằng sau này họ không còn đánh nhau nữa. Họ đã dùng hang động để giấu giếm những đồ tế lễ linh thiêng, những mảnh điêu khắc có những dòng chữ đặc biệt, có thể đã ghi lại lịch sử dân tộc họ. Nhưng chưa một nhà khảo cổ nào có thể đọc được thứ chữ này.

Trên đây chỉ là giả thuyết được đưa ra bởi nhà khảo cổ Na Uy Heyerdahl sau khi đào xới, tìm kiếm khắp nơi trên đảo. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa được giải đáp thỏa đáng.

Hiện nay một nhà truyền giáo Pháp còn giữ được một nhạc khí cổ xưa được tìm thấy trên đảo. Nhạc khí này làm bằng những ống cây, có những âm thanh khác biệt. Nhưng điều quan trọng nhất là những chữ khắc dọc theo ống, những chữ này mài mại giống loại chữ Indus Valley có từ 2000 năm trước Tây lịch. Loại chữ này xuất phát tại Á Đông từ thời thật cổ xưa và chưa có một nhà khảo cổ nào nghiên cứu được cách đọc.

Còn những ý nghĩa gì đối với những bức tượng khổng lồ hình đầu người cao bằng tòa nhà ba tầng lầu. Nét mặt thật dài, đôi mắt sâu, chiếc mũi lớn, đôi môi mím chặt, chiếc cằm bạnh và nhọn, chiếc tai dài và chảy xuôi. Các nhà điêu khắc hiện tại phải công nhận những tác phẩm này có những nét độc đáo biểu lộ sự trầm tư mặc tưởng man mác và được tạo ra bởi những bàn tay nghệ sĩ tài hoa.

untitled-16.jpg

df2Easter-Island.jpg

Một vài tượng có thêm tảng đá hình trụ trên đầu

Nhiều nhà khoa học khác lại tin rằng, những tượng đầu người này có từ lâu lắm rồi, có thể từ hàng nghìn năm chứ không phải chỉ có mấy trăm năm như ông Heyerdahl đã đề cập. Có người lại cho rằng hòn đảo Phục Sinh này là một mảnh đất nhỏ nhoi còn xót lại của cả một lục địa, một thời có nền văn minh rất cao mà hiện nay đã biến mất đã chìm sâu dưới lòng biển cả. Lục địa này có được đề cập tới trong Kinh Thánh.

Tượng vẫn còn đứng khi những người châu Âu đầu tiên đến đảo năm 1722. 50 năm sau tượng mới đổ. Ngày nay, một số tượng được phục hồi đặt lại đúng vị trí trên tấm móng ahu, có mắt và búi tóc. Tượng xếp thành hàng, nhìn vào trong đảo - đôi mắt hơi ngước lên và nhìn chằm chặp, như thể không làm người sống phải lo lắng.

Vấn đề còn lại là tượng thể hiện điều gì ? Một số ý kiến cho rằng tượng là thần. Nhưng cách lý giải ngày nay được nhiều người nhất trí hơn đó là tổ tiên đáng kính, các bậc huynh trưởng đã khuất. Một số tượng được tạc ngay khi họ còn sống, nhưng chỉ hoàn tất và đặt vào vị trí khi họ mất. Nhu cầu về gỗ rất lớn, gây khó khăn mỗi lần dựng tượng thẳng đứng. Đây chắc chắn là một yếu tố khiến cho toàn bộ hệ thống sụp đổ. Nạn phá rừng, đất bạc màu dẫn đến đói kém và chiến tranh. Trong đó, rõ ràng tượng tổ tiên là mục tiêu hàng đầu của kẻ thù.

moai.jpg

Mỏ Đá

Có hàng trăm tượng cổ trên đảo, phần lớn tạc ra từ đá tuff luyện từ núi lửa rỗng ở mỏ đá Rano Raraku. Miệng núi lửa đã tắt. Đá rano raraku thích hợp cho việc tạc tượng, mặc dù một số ít tạc từ đá bazan hay san hô đỏ. Địa điểm mỏ đá vẫn còn bề bộn với nhiều tượng dang dở bỏ phế. Xung quanh chúng là hàng nghìn cuốc chim bazan, loại công cụ bằng đá cứng dùng để cắt đá và chạm trổ theo hình dáng. Bên dưới bề mặt bị phong hoá rất rắn, đá vẫn tương đối dễ tạc, mặc dù đá sẽ cứng hơn khi bị phơi sáng. Cuốc chim bazan là công cụ hữu dụng. Đổ nước vào đá rỗng có thể làm đá mềm, dễ cắt hơn. Thế nhưng, không có tiện ích của công cụ kim loại, việc tạc tượng chắc chắn mất nhiều công sức. Ước tính cho thấy, tượng Paro nổi tiếng có lẽ cần một nhóm từ 10 hay 20 thợ khắc và mất đến 12 tháng mới hoàn tất. Trước hết tạc khuôn mặt, rồi chạm trổ, chừa lại một sống đá để giữ tượng với vỉa đá bên dưới. Nét mặt và đầu hoàn thiện ngay tại chỗ trong mỏ đá, chỉ chừa đôi mắt để hoàn tất sau này.

Disan23.jpg

Vận chuyển tượng

Khi tượng đã hoàn tất, người ta tách tượng ra khỏi tảng đá và hạ thấp dây thừng, thả tượng trượt theo đường dốc nghiêng trong mỏ. Phần sống lưng bức tượng chạy dọc theo đường rãnh, giúp kiểm soát việc thả dốc. Dây thừng buộc vào tượng quấn vòng qua các thanh gỗ thật to, đặt trong các lỗ quanh mép mỏ đá, vì trong nhiều thế kỷ không có loại cây lớn nào mọc ở Rapa Nui. Chứng cứ hoá thạch của quả hạch và rễ cho thấy xưa kia nơi đây có cọ, kể cả loại cọ sợi vàng Chile khổng lồ.

Gỗ rất cần cho việc di chuyển tượng từ mỏ đến tấm móng hành lễ. Không phải tượng nào di chuyển cũng cần gỗ, điều này được chứng minh bằng việc các tượng dang dở bỏ lại rải rác trên đường, hầu hết tượng đều được di chuyển trong một cự ly ngắn. Một tượng lớn như Paro phải di chuyển 6km. Một thử nghiệm tiến hành ở Mỹ sử dụng một phiên bản bằng bê-tông nặng 4 tấn bằng một bức tượng người trên đảo Phục Sinh cho thấy, chỉ cần 25 người là đủ sức kéo tượng nếu đặt tượng theo chiều thẳng đứng trên một thanh trượt bằng gỗ rồi kéo trên một lớp các con lăn nhỏ cũng bằng gỗ.

Giả thuyết khác cho rằng tượng phải di chuyển trong tư thế nằm ngửa hay thậm chí nằm sấp trong một nôi gỗ, và chắc chắn phải sử dụng một hệ thống như thế đến khi di chuyển lên xuống các dốc dựng đứng. Có thể các tượng được kéo từ mỏ ra biển, chất lên bè và trôi về điểm đến.

photo-9445-17-02-07-09-21-14.jpg

Quang cảnh đảo Phục Sinh

Công đoạn sau cùng

Hầu hết các tượng đều dự định dựng thẳng trên các tấm móng bằng đá vòng quanh bờ biển Rapa Nui. Dài 150m, cao 3m, những công trình xây bằng đá này càng gần biển càng tốt, nhưng tượng phải dựng ngó mặt vào đảo, chứ không nhìn ra biển. Chính các tấm móng cũng là điều đáng ngạc nhiên trong công trình, với phần lõi bằng đá hộc với các tảng đá lót đồ sộ, tạo dáng tỉ mỉ có bề ngang đến 3m. Có lẽ người xưa dùng dây thừng, đường dốc và đòn bẩy gỗ để nhấc tượng đặt vào vị trí. Vào lúc này mới thêm mắt vào tượng. Năm 1978, khai quật bên dưới một tượng bị ngã cho thấy có nhiều dấu vết san hô trắng và xỉ núi lửa đỏ để làm tròng trắng và tròng đen của mắt. Chính đôi mắt tạo cho các tượng sức mạnh của thần linh và thật đặc biệt, khi tượng ngã, hầu hết đều trong tư thế úp mặt xuống để giấu đôi mắt, trong khi các bức tượng ngã ngửa thì phần đôi mắt bị xoá mất bằng dấu búa nện.

Đặc điểm sau cùng - đối với tượng gần đây nhất - là việc tạo ra một búi tóc giống như cái trống hay pukao làm từ xỉ núi lửa màu đỏ khai thác ở Puna Pau. Lớn nhất trong số này có bề ngang hơn 2m, nặng hơn 10 tấn. Có lẽ phần búi tóc này được thêm vào sau khi đặt tượng vào vị trí bằng sự hỗ trợ của dây thừng và gỗ trắc. Phải chăng đây là tổ phụ của của cư dân Phục Sinh?

Các tượng Moai – nhân chứng hóa đá duy nhất của một nền văn minh

Cùng quan điểm trên, vào năm 1926, chuyên gia nhân chủng học Mỹ, Tiến sĩ Yanmus Quisiwa, cho xuất bản công trình nghiên cứu nổi tiếng có tựa đề “Đại lục chìm đắm MV”. Trong đó, ông chứng minh rằng MV là cái nôi của loài người. 50.000 năm trước, số dân ở đây lên tới 64 triệu người và đã có một nền văn hóa phát triển khá cao.

ResizeofTuong_Moai.jpg

2010-08-06_1606.jpg

Tượng đá cao từ 7-10m

MV là đại lục có lịch sử lâu đời. Do những vận động của vỏ trái đất, đại lục này đã bị chìm xuống đáy biển kéo theo toàn bộ sinh linh cùng với nền văn minh của họ. Phần còn lại của “đại lục” chính là quần đảo Polynesia, thuộc vùng biển Thái Bình Dương.

Theo Quisiwa, phía đông đại lục MV là vùng quần đảo Polynesia (trong đó có đảo Phục Sinh), phía tây tiếp giáp Phillippines, phía bắc giáp đảo Hawaii. Diện tích đại lục MV tương đương với Nam Mỹ. Phần lớn đại lục là bình nguyên, phù hợp với nghề trồng trọt và chăn nuôi. Với nền văn hóa và phát triển cao, người dân xứ MV đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, trong đó có những tượng đá lớn đặt khắp nơi trên lãnh thổ của họ. Thế nhưng thảm họa đã xảy ra và nhấn chìm hầu hết diện tích đại lục. Riêng đảo Phục Sinh, một góc nhỏ nhoi ở vòng ngoài lục địa, đã may mắn còn sót lại vài trăm cư dân và cả ngàn pho tượng đá mặt người.

Tuy nhiên, những bức tượng đá đồ sộ như vậy đã được tạo dựng như thế nào vẫn còn là một bí ẩn. Với cả ngàn pho tượng, ít nhất cũng phải tập trung hàng nghìn người trên công trường, đòi hỏi công tác hậu cần, tổ chức, chỉ huy… rất chặt chẽ. Các nhà khoa học một lần nữa đứng trước câu hỏi lớn, tương tự như khi người ta khảo sát kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ trong các Kim tự tháp.

dps3.jpg

Khi xác định niên đại nền văn hóa khắc đá trên đảo Phục Sinh, giới khảo cổ học rất chú ý tới ý kiến của nhà khảo cổ học Tua Haiati (Mỹ). Ông đã dùng phương pháp carbon phóng xạ xác định được tuổi của các đống than củi còn sót lại trên đảo 4.000 năm trước Công nguyên. Như vậy, các tượng đá mặt người trên đảo Phục Sinh tính đến nay đã 6.000 tuổi.

Một số nhà khoa học đưa ra ý kiến rằng nền văn hóa khắc đá kỳ lạ tồn tại ở đây không có mối liên quan nào với nền văn minh của cư dân quần đảo Polynesia. Bởi vì "đảo Phục Sinh mới có người cư trú của loài người từ trên dưới 1.000 năm nay", nên họ không thể là tác giả của các pho tượng đá đã trên 6.000 năm tuổi. Vậy nên, nhà điêu khắc đích thực của chúng phải là “người ngoài hành tinh”. Nhóm khoa học này đã đưa ra các lý lẽ sau:

- Có một số pho tượng đá có hình đầu con ếch, miệng ếch bẹt nhô ra ngoài, mặt tròn nhìn lên bầu trời. Đây có thể là chân dung của người ngoài hành tinh. Trong các thư tịch cổ cũng miêu tả người ngoài hành tinh rất giống loại tượng này.

- Giả sử 6.000 năm trước, đảo Phục Sinh có người nguyên thủy sinh sống, thì những công trình kỳ vĩ trên đảo đã vượt xa khả năng của họ, như thiết bị xây dựng siêu nặng, công nghệ chế tác dụng cụ vận chuyển hết sức tinh vi....

- Theo truyền thuyết của thổ dân vùng nam Thái Bình Dương, ở đây từng có người bay từ trên trời xuống đảo. Tướng mạo của giống người bay này hoàn toàn giống với các tượng đá “người ếch xanh” xen lẫn trong 1.000 pho tượng đá mặt người.

890107-Travel_Picture-Easter_Island.jpg

easterisland.jpg

Đôi mắt sâu, chiếc mũi lớn, đôi môi mím chặt

Nhóm khoa học trên đưa ra giả thuyết khá thuyết phục sau: Khoảng 6.000 năm trước, đoàn thám hiểm của người hành tinh lạ đã dùng phi thuyền bay đến trái đất, và nơi hạ cánh đầu tiên của họ là đảo Phục Sinh. Để đánh dấu chuyến viếng thăm này, họ đã dựng lại hàng loạt tượng đá với công nghệ rất cao. Bằng ngôn ngữ là các pho tượng, họ muốn đánh dấu tọa độ đổ bộ và muốn thông tin với người trái đất về sức mạnh của họ. Nhưng đã 6.000 năm trôi qua, tại sao chủ nhân của những pho tượng này không một lần quay lại? Bí ẩn của 1.000 pho tượng đá trên đảo Phục Sinh vẫn chưa có lời giải. Bí mật còn che dầy đặc hòn đảo thật nhỏ, thật cô lập, lẻ loi giữa một biển rộng mênh mông.

(NTO tổng hợp)



Hé lộ bí ẩn các “mũ đá” trên đảo Phục Sinh

Ý nghĩa của các bức tượng và những “chiếc mũ đỏ” trên đảo Phục Sinh đã luôn thu hút sự quan tâm từ giới nghiên cứu. Giờ đây, dường như người ta đã có câu trả lời cho bí ẩn này, dù chưa đầy đủ.

red-hats.jpg

Một trong những "chiếc mũ đỏ" được tìm thấy trên đảo

Các chuyên gia Anh là những người đầu tiên đến khai quật mỏ đá Puna Pau trên đảo Phục Sinh kể từ khi nhà khảo cổ đồng hương Katherine Routledge (1866-1935) tới đây vào năm 1914. Họ tin là đã phần nào giải mã được bí ẩn về những tảng đá màu đỏ đặt trên đầu các bức tượng ở hòn đảo này.

Tiến sĩ Colin Richards ở Đại học Manchester và tiến sĩ Sue Hamilton ở Đại học London đã phát hiện ra dấu tích con đường từng được dùng để vận chuyển đá núi lửa. Con đường đó dẫn tới một mỏ đá. Họ còn tìm thấy một chiếc rìu mà khi xưa thổ dân Polynesia để lại khu mỏ này như một đồ hiến tế. Qua đó, chúng ta hiểu được phần nào đời sống tâm linh của thổ dân trên đảo Phục Sinh. Tiến sĩ Hamilton tin rằng những “chiếc mũ đá” tượng trưng cho búi tóc của các vị tù trưởng. Họ đã thắng trong các cuộc chiến giành quyền lực nên được người dân tôn vinh bằng những bức tượng lớn. Đây cũng là cách thờ cúng tổ tiên của người Polynesia.

Trong số hơn 1.000 bức tượng trên đảo thì người ta chỉ tìm thấy khoảng 70 “chiếc mũ”. Điều này chứng tỏ rằng “mũ đá” không phải dành cho tất cả mà là biểu tượng của quyền lực. Mỗi tảng đá đó nặng tới vài tấn, làm bằng xỉ núi lửa, với màu đỏ tượng trưng cho địa vị cao.

Tiến sĩ Hamilton đoán rằng, các vị tù trưởng đã huy động rất nhiều thổ dân đi lấy đá, rồi sau đó dùng thân cây làm con lăn để vận chuyển tới các bức tượng khổng lồ được đặt trên những chiếc bệ cao. Nhà nghiên cứu này cho biết: “Khu mỏ nằm ở góc khuất mà từ nhiều hướng trên đảo không thể nhìn thấy được. Những “chiếc mũ đỏ” đã xuất hiện vào khoảng từ năm 1200 tới 1300”.

df2Easter-Island.jpg

images.jpg

Những bức tượng khổng lồ trên đảo Phục Sinh

Đảo Phục Sinh từ lâu đã như một viên nam châm thu hút các nhà thám hiểm. Bà Katherine Routledge đã tới hòn đảo này cùng chồng vào năm 1914 và đây là một phần trong cuộc thám hiểm mang tính tiên phong của họ nhằm vẽ sơ đồ các bức tượng nổi tiếng. Với sự trợ giúp của một người bản địa, họ đã tìm thấy 30 bức tượng và thu thập được nhiều giai thoại độc đáo về đảo Phục Sinh. Nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của xã hội trên hòn đảo này vẫn đang là đề tài gây tranh cãi, nhưng nhìn chung người ta cho rằng đó là hệ quả từ một cuộc khủng hoảng do cạn kiệt nguồn tài nguyên bởi chiến tranh hoặc dịch bệnh.

Hòn đảo này sáp nhập vào Chile từ năm 1888 và trong thập niên 1960, nó được Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ (NASA) dùng làm nơi hạ cánh khẩn cấp cho các tàu con thoi. Thời gian gần đây, mỗi năm đảo Phục Sinh đón khoảng 20.000 du khách, thế nên các nhà khoa học luôn kêu gọi việc bảo vệ những truyền thống của người dân bản địa. Tiến sĩ Hamilton nói: “Chúng ta đang khai quật một nền văn hóa sống, vì vậy mọi người phải hết sức cẩn thận. Ở đây có những quy tắc nghiêm ngặt mà chúng ta phải tôn trọng”.

Đảo Phục Sinh nằm ở phía Nam Thái Bình Dương và thuộc Chile. Cách Chile lục địa khoảng 3.500km về phía Tây, đây là một trong những hòn đảo hẻo lánh nhất thế giới có người sống. Tên của hòn đảo xuất phát từ việc nó được những người Hà Lan phát hiện ra trong ngày Chủ nhật Phục sinh năm 1722. Hòn đảo có diện tích 163,6km² này được tạo thành từ 3 núi lửa: Poike, Rano Kau và Terevaka. Đảo nổi tiếng với các tượng bằng đá đứng dọc theo bờ biển.


Bí ẩn đảo Phục Sinh đã được sáng tỏ?

Đảo Phục Sinh, nằm lẻ loi giữa Thái bình Dương, từng có thời xanh rờn bóng cọ; các cư dân ở đây có quyền tự hào về chữ viết riêng và những tượng đá khổng lồ. Nhưng ngày nay nó chỉ còn là một hòn đảo trơ trụi đá và nhiều khoa học vẫn cho rằng những người sống trên đảo đã đốn cây chặt rừng gây ra thảm họa sinh thái đó, điều khiến nền văn minh trên đảo lụi tàn.

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu đưa ra một giả thuyết khác: Rừng cọ trên đảo Phục sinh biến mất không phải vì con người, mà vì... chuột.

Rapa Nui – Hòn đảo lớn

Đúng vào ngày lễ Phục Sinh năm 1722, một nhóm thủy thủ và thuyền trưởng Hà Lan Jacob Roggeveen là những người Âu đầu tiên bước chân lên một hòn đảo nhỏ giữa Thái Bình Dương. Trên mặt họ là sự pha trộn giữa sửng sốt, tò mò và kính sợ khi thấy trên đảo không có bóng người, nhưng lại có những tượng đá sừng sững nhìn ra khơi. Kể từ ngày ấy, hòn đảo 170 km2 xinh xắn – tuy được người bản xứ phong làm Rapa Nui (Hòn đảo lớn) – mang tên chính thức trên hải đồ quốc tế là đảo Phục Sinh.

moai.jpg

Các tượng moai – nhân chứng hóa đá duy nhất của một nền văn minh
và lý do hủy diệt nền văn minh trên đảo Phục Sinh

Đảo đá núi lửa này thuộc về Chile, xa "đất mẹ" tới 3.747 km và cách hòn đảo có người ở gần nhất, là đảo Picairn 2.250 km. Xét về địa lý, nó thuộc về xứ Bách Đảo (Polynesia) thì đúng hơn, vì nó kỳ thực là đầu chót của xứ Bách Đảo. Miếng đất cô đơn này đã có hàng trăm năm biệt lập với thế giới bên ngoài. Trong tiểu vũ trụ ấy đã hình thành một nền văn hóa riêng, có chữ viết riêng Rongorongo – cho đến nay chưa ai giải mã được!

Nhưng Rongorongo chỉ là một trong vô số câu đố bí hiểm trên đảo Phục Sinh. Ví dụ như hơn 900 bức tượng, gọi là "moai", có bức cao tới 10 mét nặng 82 tấn, tạc từ đá núi lửa: Đó là những nhân chứng không chịu mở miệng cho hậu thế biết lý do diệt vong của một nền văn minh. Khi toán thủy thủ của Roggeveen lên đảo thì đa số các "moai" đổ kềnh càng trên mặt đất.

Tranh cãi về lý do

moai3.jpg

Những bức tượng khổng lồ trơ gan cùng tuế nguyệt trên đảo Phục Sinh

Các nhà khảo cổ cho rằng người bản xứ dùng con lăn làm bằng thân cây cọ để vận chuyển những bức tượng khổng lồ này từ mỏ đá lava nằm sâu trong đảo tới mép nướp để đặt chúng. Thế nhưng khi lần đầu tiên khi đặt chân lên đảo, thuyền trưởng Roggeveen không hề thấy cọ mọc, mà chỉ thấy một hòn đảo trơ trọi đá. Hôm nay hòn đảo khá nghèo màu xanh: vẻn vẹn 50 loại thực vật, trong đó 10 loại cây và không cây nào mọc cao trên 3 m.

Tuy nhiên sao này, các nhà khoa học đã phát hiện ra các vết phấn hoa sót lại cho thấy ngày xưa từng có giống cọ Jubaea cao hơn 30m mọc trên đảo và cho rằng Phục Sinh từng là một hòn đảo cây cối tươi tốt. Cũng từ đó có ý kiến cho rằng, nền văn minh trên đảo này bị diệt vong là do chính con người nơi đây đã tàn phá thảm thực vật trên đảo, gây ra một thảm họa sinh thái.

Trong cuốn Tại sao các xã hội sống sót hay diệt vong, nhà sinh học tiến hóa Mỹ Jared Diamond thuật lại một tiến trình giả định: người Maya đốt rừng làm rẫy trồng ngô, khiến đất đồi bị mưa bào mòn, dẫn đến hạn hán, kết quả là nền văn minh Maya tự phá nguồn sống của mình, dẫn đến bị diệt vong. Cũng vì lý do tương tự mà người Viking trên đảo Greenland mất tích trong lịch sử. Và hình như đó cũng là nguyên nhân khiến Rapa Nui trở thành một hoang đảo khô cằn.

Thật ra là chuột!

Một bức tượng trên đảo Phục Sinh

Lý thuyết của Diamond nghe khá lọt tai. Nó chỉ có một điểm yếu: người Polynesia không đến đảo vào khoảng 800 năm sau Công lịch như vẫn được truyền tụng, mà 400 năm sau đó – theo phân tích đồng vị phóng xạ khá chính xác. Có nghĩa là kết cục đau buồn của văn hóa Rapa Nui chỉ diễn ra trong vòng 150 năm.

Liệu trong vòng 150 năm, con người có thể biến một hòn đảo xanh tươi khá rộng lớn so với số cư dân ít ỏi thời ấy thành một hoang đảo khô cằn như vậy được không? Có lẽ là không.

Song ngay cả khi hoạt động phá rừng của người Polynesia không phải là nguyên nhân duy nhất khiến họ diệt vong, thì họ cũng không hề “trắng án” hoàn toàn: Bởi lẽ họ đã mang lên đảo này một đội quân phá rừng cọ còn ghê gớm hơn họ gấp hàng trăm lần: Đó là… chuột!

Một nhóm nhà khoa học dưới sự chỉ đạo của Terry L. Hunt từ ĐH Hawaii đã đưa ra giả thuyết này vì phát hiện ra các quả cọ ẩn trong lớp trầm tích ở bờ biển cho thấy chúng đều bị gặm nhấm bởi chuột. Theo nhóm khoa học trên, người Polynesia khi đến đảo đã đem theo giống chuột Thái Bình Dương (rattus exulans) trên thuyền. Chúng tìm thấy ở đảo Phục Sinh một điều kiện sinh sôi nảy nở như thiên đường: Ước tính đến năm 1200 sau Công lịch, trên đảo có chừng 2-3 triệu con chuột. Chúng gặm sạch các quả cọ, không còn để mầm cọ phát triển, khiến quá trình hủy diệt các cánh rừng cọ trên đảo diễn ra nhanh hơn.

easterislandpictures.jpg

Phục Sinh không phải là nơi đầu tiên xảy ra hiện tượng này. Trong lịch sử, người Polynesia cũng vô tình phạm tội ấy khi đặt chân lên New Zealand – trước khi Rapa Nui được (hay bị!) phát hiện. Thiếu kẻ thù tự nhiên và đầy rẫy thức ăn, chuột tăng số lượng gấp đôi sau mỗi chu kỳ 7 tuần, hay một đôi chuột sau 30 năm sẽ thành đàn chuột 17 triệu con! New Zealand đã vĩnh viễn mất nhiều loài thực vật vì chuột.

Phải chăng thảm cọ trên đảo Phục Sinh bị biến mất vì lý do đó, và cùng với nó là sự biến mất của một nền văn minh hiện còn để lại bao điều bí ẩn?

Công trình dân cư P ở Cagliari, Ý

Công trình dân cư P được hoàn thành xây dựng gần đây vào năm 2009 tại thành phố Cagliari, Ý dưới sự thiết kế của công ty thiết kế C + C04STUDIO với chi phí đầu tư là 3 triệu Euro.

Công trình này được tọa lạc tại khu vực bị tác động bởi các thay đổi sâu sắc về quy hoạch đô thị và kiến trúc, nhưng không phải tất cả đều là những thay đổi thuận lợi. Trong khi hình thái công trình khu vực, được hình thành từ những công trình nhỏ và thấp tầng từ thập niên 30 và 50, đã được biến đổi từ thập niên 90 bởi nhiều quá trình đã hình thành nên những công trình thay thế mới với tiêu chuẩn kiến trúc hiện đại nhất, thì các dự án trong tương lai dường như cũng đã đổi ngược một xu hướng không tốt về kiến trúc vốn xấu xí và không có bản sắc riêng.

Ngay cạnh khu đất dự án, nằm về phía đông, là việc phá hủy gần đây của một nhà máy sản xuất bêtông không được sử dụng đã hình thành nên một khu đất dân cư mới với một không gian rộng rãi và các tiện ích mới dành cho thị trường là sinh viên bậc đại học. Việc hình thành nên công trình chung cư P đã định hình nên những bước đầu tiên trong định hướng tìm kiếm sự tổng hợp giữa sự cứng nhắc của kiến trúc và mong ước cho một hình thái kiến trúc tách xa khỏi sự vô danh, không có bản sắc và xám xịt, không có sức sống.

Dự án đã nghiên cứu sự thống nhất của công trình như một thể thống nhất và sự độc nhất của từng căn chung cư, nhằm nuôi dưỡng một sự am hiểu tập hợp về công trình như một hệ thống bao gồm các "tế bào" đơn lẻ và có đặc điểm nhận dạng riêng.

Công trình được tổ chức bằng các "căn nhà bằng container" được xếp chồng lên nhau, có dấu hiện đặc trưng riêng, và được nhìn thấy rõ ràng từ bên ngoài. Việc sử dụng màu sắc trở thành một công cụ "chống lại vẻ u ám", và đồng thời có tác dụng nhận diện ra từng căn hộ container ngay cả khi có thêm các con số lớn được khắc trên bề mặt của các tấm mê-la-min có màu sắc. Các phương án lựa chọn của các "căn nhà bằng container" giữa các tầng với nhau không bị lặp lại, vì thế không có mặt bằng điển hình và từng căn hộ là độc nhất. Ý tưởng kiến trúc này được thể hiện rõ trên mặt đứng công trình bằng việc sử dụng màu sắc và việc kết hợp các ban công trống. Các yếu tố này của "hình khối đa dạng" đã phân cách các căn nhà container và hình thành nên các mối quan hệ trao đổi giữa không gian nội thất bên trong và không gian bên ngoài.

Ardor Architects - theo Archdaily

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

Ngắm đồ án sinh viên Kiến trúc của Anh - 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THUỘC HIỆP HỘI KIẾN TRÚC CỦA ANH

ĐỒ ÁN CƠ SỞ

Giáo viên hướng dẫn: Saskia Lewis, Matthew Butcher, Takako Hasegawa, William Martyr

Các đồ án cơ sở sẽ cung cấp cho sinh viên 1 năm làm quen với các môn cơ bản về nghệ thuật và thiết kế. Nó cho phép sinh viên tự do phát triển ý tưởng, những khái niệm, cái tôi của bản thân và các nguyên tắc chung trong một loạt các hình thức truyền thông từ hội họa, làm phim, cắt dán, điêu khắc hay sắp đặt. Những trải nghiệm này sẽ mở ra những con đường hướng tới phương pháp sáng tác mỹ thuật đến kiến trúc khác nhau cho họ.

Mô hình giấy đèn đường

naz.atalay-04-1 - Prop Master - Paper Model of the Lamp- Naz Atalay.jpg

Mô hình giấy cơ thể của tôi

naz.atalay-05-2 - Body Survey -  Paper Model of the Body- Naz Atalay.jpg

Góc nhìn 360 độ cơ thể tôi

naz.atalay-05-2 - Body Survey - 360 view of the body- Naz Atalay.jpg

Quần áo phát quang

naz.atalay-06-2-Its-A-Wrap-Lights-Garment-Naz Atalay.jpg

Kéo dài cơ thể

naz.atalay-07-2 - Mind Your Step and Mind Your Head - Extending the body- Naz Atalay.jpg

Vẽ ánh sáng

naz.atalay-09-3 - Turn The Lights On - Initial Experiments with Light Drawing- Naz Atalay.jpg

Truyền thông đa phương tiện tổng hợp

KAFETZOPOULOU-1.jpg

Đầu trong mây

KAFETZOPOULOU-2.jpg

Đầu trong mây

KAFETZOPOULOU-3.jpg

Tối đa không gian cá nhân

KAFETZOPOULOU-4.jpg

Tối đa không gian cá nhân

KAFETZOPOULOU-5.jpg

Mô hình giấy xoay tròn

KAFETZOPOULOU-6.jpg

Mô hình giấy xoay tròn

KAFETZOPOULOU-7.jpg

Chuyển động quay tròn

KAFETZOPOULOU-8.jpg

Cải trang

KAFETZOPOULOU-9.jpg

Khi không gian gặp thời trang

KAFETZOPOULOU-10.jpg

Chân giả

zaid.kashef-Prosthetics for a Legless Horse Maquette.jpg

Chân giả thay thế cho hai chân cụt của ngựa Maquette.

Ly giác

zaid.kashef-body and room elongation.jpg

Mắc kẹt trong đám mây

zaid.kashef-Cell Installation.jpg

Bộ phim chỉ là một sắp đặt trong đó đã kéo một cô gái bằng cách trói cô ta trong một cấu trúc thép treo cô lo lửng trên mặt đất và các góc nhìn là những gì cô gái nhìn thấy, trong căn phòng và mớ bòng bong đang bao bọc cô ấy.

Phân mảnh

zaid.kashef-IMG_7057.jpg

Cố gắng diễn tả một cơ thể bị phân mảnh vì xáo động mới trong tâm thức.

Kén tằm ở Công viên

mahsa.ramezan-Cocoon in the Park.jpg

mahsa.ramezan-Pack-to-Go.jpg

Trình diễn vẽ bằng cơ thể

heon woo.park-Drawing performance - body as a paintbrush.jpg

heon woo.park-The performance of drawing restraint.jpg

Giữa Bao bọc và phơi bày

heon woo.park-Between enclosure and exposure.jpg

Môi trường thân thiện cho chuyện trò thân mật

heon woo.park-Making an intimate environment for whispering and kissing.jpg

Không gian của lối đi bên trong

heon woo.park-Spatial navigation inside the garment.jpg

C trên vị trí

qin.zhao-103 ¨C on location ¨C acrylic drawings of the staircase paper model ¨C Qin Zhao.jpg

Tranh vẽ màu arcylic

Đo vẽ cơ thể

qin.zhao-205 ¨C Body Survey-Circumferences of the body using masking tape scale 1 3- Qin Zhao.jpg

Quần áo nhựa

qin.zhao-plastic garment.jpg

Bầu khí quyển

qin.zhao-301 ¨CAtmosphere ¨C Close up photo of sections of the Final model¨C Qin Zhao.jpg

qin.zhao-301 ¨CAtmosphere ¨CAtmosphere Rendering ¨C Merging of Space1¨C Qin Zhao.jpg


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THUỘC HIỆP HỘI KIẾN TRÚC CỦA ANH

NĂM THỨ NHẤT

Giáo viên hướng dẫn: Beek Valentin Bontjes Vân, David Greene, Hardingham Samantha, Klein Tobias, Puckett Nicholas, Martina Schäfer

Studio năm thứ nhất tại AA là một cuộc thử nghiệm không giới hạn, một sự kết hợp đôi khi bát nháo của những thứ trái ngược, nơi mà không có những khó khăn, chỉ có những cơ hội. Những giáo viên hướng dẫn năm thứ nhất nghĩ về thiết kế như là một phương thức đánh giá hành vi con người hơn là kiến thức và xem xét phương pháp giảng dạy và ý tưởng đa dạng được đưa ra thảo luận để có sự phản ánh chính xác về việc hành nghề kiến trúc đương đại: một lĩnh vực đang dao động trong sự mất ổn định. Sinh viên học cách dám nghĩ, dám làm và phát triển ý tưởng kiến trúc của riêng họ ở studio, nơi sẽ tổ chức một loạt các dự án xây dựng phức tạp trong suốt cả năm.


Donika Llakmani

Năm nay tôi tập trung vào 2 ý tưởng đã hấp dẫn tôi: ảo giác quang học/ bóp méo và xây dựng đảo ngược/ lập lại chu kỳ. Hai chủ đề đó đã đến trong suốt quá trình nghiên cứu và thiết kế bao gồm những thành phần sẽ thay đổi và ảnh hưởng đến một phần đồ án của tôi: cấu tạo bề mặt, tái chế, phản xạ, chất liệu, sự kết hợp của các vật thể tương phản. Cũ/ han rỉ và mới mẻ, tinh khôi/ sáng bóng. Những ý tưởng này thúc đẩy tôi phát triển đồ án.

Khủng hoảng

donika.llakmani-meltdown.jpg

Ảnh chụp' mô hình lon nhôm được nấu chảy để tái chế.

Vỏ lon nghiền được gắn vào nhau

donika.llakmani-can crushing transplant.jpg

Han rỉ/ Tinh khôi

donika.llakmani-nr.jpg

Mẫu tạo hình bao gồm các dải nhôm tạo ra một hệ thống màn chắn sau được sản xuất trong quá trình tái chế nhằm tập trung vào việc tạo ra không gian tương phản: khung sắt rỉ, cũ, ấm áp, khung thô so với tinh khôi, mới, lạnh, phản xạ, lớp da nhôm lỏng.

donika.llakmani-nr2.jpg

donika.llakmani-site.jpg

Các hoa văn

donika.llakmani-rhino.jpg

Sử dụng các hoa văn để tạo nên cấu trúc lớp vỏ , mang lại các hiệu quả nhìn và cảm nhận khác nhau trên nhiều phương diện.

Teddy

donika.llakmani-bearrr.jpg

Sinh vật

donika.llakmani-roooot2.jpg

Từ một khối nước trong suốt đã tạo thành một tổ hợp, hình thành nên một sinh vật vô định hình mà hình ảnh nhìn qua cấu trúc của nó bị bóp méo.

Insoo Hwang

Sân khấu hình cầu

insoo.hwang-1.jpg

Ngăn chia không gian

insoo.hwang-2.jpg

Tổ hợp hình ảnh - Nội thất của sảnh Trung tâm và sảnh Trái đất của Bảo tàng Lịch sử Tự Nhiên Quốc gia tại London, nội thất của Bảo tàng Guggenheim tại New York và hình ảnh của trung tâm Pompidou

Thể hiện ý tưởng bằng mô hình

insoo.hwang-final image 2-1.jpg

Sơ đồ công năng và các thành phần

insoo.hwang-6.jpg

Thể hiện các yếu tố

insoo.hwang-7.jpg

Sử dụng không gian trống trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia

insoo.hwang-final image 2-2.jpg

Cài đặt bánh xe chuyển động Ferris

insoo.hwang-8.jpg

Không gian nội thất

insoo.hwang-10.jpg

insoo.hwang-11.jpg

Minh Van

Thay đổi tỷ lệ mô hình

Phung.van-3.jpg

Thay đổi một đối tượng sang một tỷ lệ khác (gấu Teddy thành gấu Bắc cực dựa trên tỷ lệ của cái đầu)

Bản vẽ đồ án 1

Phung.van-2.jpg

Bản vẽ đồ án 2

Phung.van-IMG_5831.jpg

Bản vẽ đồ án 3

Phung.van-3333.jpg

Nhà máy nước hoa

nuoc-hoa10.jpg

Thử nghiệm các vật liệu và hình dạng cho công trình không đòi hỏi ánh sáng trực tiếp

Phung.van-ff.jpg

Hệ thống các ống nâng đỡ khối sáp chảy

Nhà máy London 2030

Phung.van-2040[prrrrrrrrcolour.jpg

Trong trường hợp lũ lụt 2030, nhà máy nước hoa chuyển thành nhà máy nước mưa.

Phung.van-50.jpg

Các dạng chuyển đổi

Phung.van-waterf.jpg

Nội thất nhà máy với các hình ảnh trang trí trên tường từ thời kì trước

Phung.van-woofinal22.jpg



TỔNG KẾT ĐỒ ÁN 2010- TRƯỜNG AA

Đồ án năm thứ nhất ( tiếp)

Sergej Maier

Đồ án nghiên cứu từ gấu Teddy

sergej.maier-Lit Teddy Bear.jpg

Các phương án tạo dáng gấu Teddy

sergej.maier-Geometrical Arrangement Test with Teddy Bear.jpg

Mô hình nhà máy thử nghiệm từ gấu Teddy

sergej.maier-Factory Test Model.jpg

Đồ chơi Fetish

sergej.maier-Fetish Toys.jpg

Mẫu thiết kế nhà máy đầu tiên

sergej.maier-Initial Factory Design.jpg

Một mẫu mặt bằng

sergej.maier-Factory Space Plans.jpg

Góc nhìn nội thất của nhà máy

sergej.maier-Interior Views Of Factory.jpg

Nghiên cứu tính chất vật lý của ánh sáng trần

sergej.maier-Physical Model Of Ceiling Light Investigations.jpg

Khung cảnh tự nhiên bên ngoài của nhà máy

sergej.maier-Factory Out Of Original Environment Drawing.jpg

Mặt cắt và mặt đứng của nhà máy (phương án cuối cùng)

sergej.maier-Factory In Proportion To Site.jpg

Anouk Ahlborn

Đồ án tạo mẫu: Con lợn chết

anouk.ahlborn-bloody pig2.jpg

Biến hóa một món đồ chơi bằng các công cụ, vật liệu và kết hợp với những vật thể không liên quan khác.

Đồ án tạo mẫu: Tỉ lệ

anouk.ahlborn-bloody belly2.jpg

Đùa giỡn với những trải nghiệm: sinh tử, đẹp xấu ...


Đồ án vẽ tay

anouk.ahlborn-vbelt plan oblique2.jpg

anouk.ahlborn-vbelt.jpg

Đồ án vẽ tay: Chim máy

anouk.ahlborn-hybridincontext2.jpg

Tôi vẽ ra 1 sản phẩm nhân tạo, kết hợp giữa yếu tố nhân tạo là máy xén cỏ và yếu tố tự nhiên là con bọ thành 1 loài chim máy. Chúng bay xung quanh nhà máy, hấp thụ khí độc và CO2, tập hợp sáng và sản xuất ra không khí trong lành thông qua quá trình quang hợp

Đồ án thiết kế: nhà máy Wii

anouk.ahlborn-Wii 1 render.jpg

Nhà máy Wii/ Khu thí nghiệm/ Sân chơi

anouk.ahlborn-Wii 1 Eleveation2.jpg

Đồ án nhà máy Wii phương án 2

anouk.ahlborn-Final Wii Render.jpg

Nhà máy Wii và Trung tâm Thông tin, thiết kế này xuất phát từ quá trình phân tích hoa văn, họa tiết.t 2 - Wii Factory and Information Centre. The design derives from a pattern analysis.

Không gian nhà máy Wii

anouk.ahlborn-FinalWiiAtmosphere2.jpg



TỔNG KẾT ĐỒ ÁN 2010- TRƯỜNG AA

Đồ án năm thứ nhất

Alexey Marfin

Đồ án nhà máy theo phong cách Ba rốc
Hiện trạng

65.jpg

Phối cảnh mặt cắt

57.jpg65.jpg

Đường ray cơ khí gắn vào kết cấu,các yếu tố trên mặt đứng có thể chuyển động

58.jpg

Tương tác với hiện trạng

59.jpg

Phối cảnh nội thất

60.jpg

Mặt bằng nội thất

61.jpg

62.jpg

63.jpg

Chi tiết cấu tạo

Guan Xiong Wong

Nguồn gốc của hoa văn mặt đứng

66.jpg

Hoạ văn trên mặt đứng của mẫu thiết kế 2 được xuất phát và sửa đổi từ sự phân tích hình ảnh từ phổ tạo ra các hình thức hoa văn mới.


Phân tích cấu tạo mặt đứng

67.jpg

Phân tích hướng của mặt trời

68.jpg
Quản lý cột

69.jpg

Mặt bằng và dây chuyền

70.jpg

Ngoại thất

71.jpg

72.jpg

Nội thất

73.jpg

Hình ảnh này cho thấy cách thức không gian được chuyển đối khéo léo qua hệ thống cột

74.jpg

75.jpg

Lara Yegenoglu

Công nghiệp nhẹ lắp ghép

76.jpg

Mô hình này thử nghiệm chất liệu của bộ khung và lớp vỏ co dãn ứng dụng thiết kế công nghiệp nhẹ lắp ghép

Lara Yegenoglu 2

77.jpg

Đặt mô hình vào hiện trạng

Lara Yegenoglu 3

78.jpg

Đặt thiết kế vào vị trí khu đất


Lara Yegenoglu 3

79.jpg

Mô hình một phương án nội thất và ngoại thất của kết cấu hỗn hợp nhiều thành phần theo vật liệu của bộ khung và lớp vỏ.

Lara Yegenoglu 4

80.jpg

Mô hình thể hiện cấu trúc hỗn hợp nhiều thành phần tách ra khỏi công trình có sẵn

Lara Yegenoglu 5

81.jpg

Phối cảnh của cấu trúc hỗn hợp nhiều thành phần tách ra khỏi tòa nhà tạo thành lối vào.

Lara Yegenoglu 6

82.jpg

Mặt bằng thể hiện sự kết nối của phần tách ra và tòa nhà

Yu Zheng

Đồ án thiết kế học kỳ 3

84.jpg

Đơn vị cơ bản của công trình

85.jpg

B Malusa

Chống lại nghệ thuật ẩm thực đơn thuần ngay cả khi các thói quen ăn uống đã phát triển thành mội hiện tượng văn hóa phức tạp thì các loại hình công trình vẫn chưa phát triển tương ứng. Đồ án này xem xét làm thế nào để thoát khỏi những quan niệm về nhà hàng và cả cách ăn uống. Lựa chọn và gắn kết các yếu tố liên quan đến các quan niệm về Blur, Verfremdungseffekt của Brecht ( 1 nhà thơ, viết kịch huyền thoại của Đức) và sự lưu thông không khí tăng gấp đôi qua các khe hở 4'33".

86.jpg

Lớp lót: chiếc đĩa và chuyển động. Sự xung đột của hiện tượng văn hóa.

Blur

87.jpg

Góc nhìn bị làm mờ của gương và biểu đồ


Xác định những gì đã mất

88.jpg

Góc nhìn ngoại thất với hình chiếu thực và ảo


Mặt cắt

89.jpg

Mặt cắt với khu vực ăn đã được chuyển rời


Mô hình mặt cắt

90.jpg

Mô hình mặt cắt với hình chiếu


Bên phải/ bên trái

91.jpg

Mặt cắt qua công trình nhìn từ phải và trái. Từ tưởng tượng đến thực tế.


4'33''

92.jpg

Monthi

Tranh ghépDiptych

93.jpg

94.jpg

Tổng hợp lại các hình ảnh ( ở Bảo tàng Vườn Geffrye) tạo thành các khung cảnh mới.

Nhà máy cây

95.jpg

Phần thêm vào của tòa nhà cũ

96.jpg

Mặt bằng của Nhà máy cây

100.jpg

102.jpg

Kirk Kwok Yu Hin

Đồ án kiến trúc công nghiệp nhẹ

103.jpg

Không gian triển lãm ô tô với khu vực công cộng cho phép khách tham quan có thể cảm nhận sự tương phản giữa ánh sáng và bóng đổ, trần bê tông nhẹ và sàn nhà gấp khúc.


Đồ án thiết kế 1

104.jpg

Sử dụng điện được tạo ra khi đoàn tàu đi qua, thử nghiệm với tuốc bin quạt gió


Chi tiết

105.jpg

Chi tiết của kết cấu mái


Mặt bằng và sự phát triển đẳng hướng

106.jpg

Hầm đi bộ

107.jpg


Mặt bằng tổng thể

109.jpg

Shi Qi NG

Mô hình thu nhỏ viễn cảnh của Hồng Kông

114.jpg


NĂM THỨ NHẤT

Giáo viên hướng dẫn: Beek Valentin Bontjes Vân, David Greene, Hardingham Samantha, Klein Tobias, Puckett Nicholas, Martina Schäfer

Andrew Bardzik

Năm thứ nhất này chắc chắn đã cung cấp cho tôi một nền tảng ban đầu tuyệt vời cho việc nghiên cứu kiến trúc của tôi. Tôi đã học được cách giải quyết những vấn đề cơ bản: hình thức/ quy mô, tạo hình/ công năng và nâng cao kĩ năng thuyết trình để diễn đạt ý tưởng của mình. Đồ án năm nay có nhiều điều khiến tôi thất vọng nhưng đi cùng với nó có cả nguồn cảm hứng khiến tôi ngày càng tự tin trong phương pháp làm việc. Sản phẩm của tôi, tôi hy vong, sẽ diễn tả được cách thức tôi sử dụng nhiều phương tiện khác nhau và kết hợp chuỗi ý tưởng của mình trong đó. Quá trình thực hiện và khâu tiền thiết kế vô cùng quan trọng đối với tôi, nó được thực hiện với số lượng bản vẽ phác thảo, biểu đồ khổng lồ để có thể hiểu được đầy đủ mọi thông tin trước khi thiết kế thực sự. Tuy nhiên, đồ án của tôi là một sự đối lập, trong đó việc đơn giản, nhỏ gọn hình ảnh nhằm tạo ra một không gian độc nhất và bầu không khí bao trùm để cho những giác quan của con người trở thành yếu tố quyết định của thiết kế. Năm học này là một năm tuyệt vời và bổ sung nhiều hơn bao giờ niềm đam mê kiến trúc và thiết kế của tôi.


Tòa tháp Thánh Alphage

1.jpg

Đây là một phần Đồ án thiết kế II của chúng tôi, trong đó tôi thiết kế một tòa tháp giả định xung quanh phần còn lại của tháp chuông nhà thờ


Nội thất tòa tháp Thánh Alphage

2.jpg

Góc nhìn nội thất là màn trình diễn của các hiệu ứng ánh sáng bên trong tòa tháp. Vật to lớn treo ở chính giữa là quả chuông khổng lồ được giữ lại thể hiện sự tôn trọng quá khứ đồng thời đóng vai trò phán chiếu ánh sáng từ bên ngoài hắt vào.

3.jpg

Mặt cắt thứ hai từ một góc khác của tòa tháp Thánh Alphage, với góc nhìn từ cầu treo ở bên trái chính là lối vào phòng treo chuông. Không gian bên dưới của phòng treo chuông là đống đổ nát của tháp chuông cũ.

4.jpg

Một góc nhìn nội thất của căn phòng đổ nát, với ánh sáng rạng rỡ từ trần nhà. Hơi nước có trong bức ảnh này cũng như các ảnh khác là tự làm thêm để thể hiện những hoa văn ánh sáng có thể có.

Khuôn vòm

5.jpg

Mô hình ý tưởng này được làm cho Đồ án thiết kế I, trong đó chúng tôi được yêu cầu thiết kế ánh sáng cho một nhà máy ở đâu đó phía Đông London. Tôi quyết định thiết kế một cái khuôn vòm, làm những cái vòm thu nhỏ. Tôi thiết kế một tháp chuông gần kế nhà máy, như một thứ cho du khách thưởng thức, phô bày âm thanh của những chiếc chuông.Mô hình này được làm để hiểu sự khác nhau của thiết kế và vật liệu của hai lớp vỏ, lớp vỏ bên trong và bên ngoài.

6.jpg

7.jpg

8.jpg

Những hình ảnh này được làm trong giai đoạn đầu của Đồ án thiết kế I. Hiểu biết về việc sản xuất những chiếc chuông là mấu chốt,cố gắng tìm ra cách thay đổi quy trình làm thông thường và các bước kế tiếp được chỉ ra ở đây.

9.jpg

Đây là một mặt cắt trong bước đầu tiên thiết kế nhà máy, nó diễn đạt rõ nhất phương án mà tôi đang hướng tới. Sự thô mộc, tối giản, ngoại thất với nội thất lặp lại là những thứ mà tôi thấy thích trong năm nay. Mặt cắt này thể hiện đầy đủ các chi tiết sản xuất vươn ra ngoài, các yếu tố vươn lên trên cao hay đi sâu xuống đất.

Lingxiu Chong

Đồ án thiết kế I

10.jpg

11.jpg

16.jpg

Đồ án thiết kế II, phân tích

12.jpg

13.jpg

15.jpg

14.jpg

17.jpg

Dimitar Dobrev

Nhà máy Hệ thống mô đun xây dựng tiền chế

20.jpg

Đồ án này liên quan đến tuyến đường mới Đông London. Mục tiêu ngắn gọn là thiết kế một nhà máy lắp ghép, khép kín, siêu nhẹ, khu vực sản xuất, nhà kho và các bộ phận chức năng chưa xác định hiện tại mang tính công nghiệp. Các chi tiết mang đến thách thức về vật liệu, phương thức sản xuất, chế tạo, sản xuất, lắp ghép, phương pháp, phương tiện lưu thông và tiêu dùng. Những yêu cầu của nhà máy này là đặt dấu ấn cho công trình lắp ghép lớn nhất với 100 m2, cung cấp tối thiểu là 3 phòng mà trong đó tổng hợp không gian của khu sản xuất, tiêu thụ và nhà kho.

Nhiệm vụ đầu tiên của đồ án là “ hiện trạng và hạn chế sự tác động”. Việc tập trung vào lớp vỏ và khung của công trình hơn là công năng của nó đã giúp tôi thiết kế một không gian đồng nhất chứ không bị phân chia bởi công năng. Tôi bắt đầu phác nghiên cứu các tài liệu với tỉ lệ 1:50 để tìm cách làm sao cho vỏ ngoài của công trình có thể là kết cấu của nó và cho phép nó tự tái sản xuất. Điều này khiến tôi có ý tưởng thiết kế một nhà máy động mà toàn bộ công trình có thể biến đổi thành dạng mới hoặc di chuyển đi nơi khác. Nhiệm vụ thứ hai của đồ án là phù hợp với hiện trạng.Một loạt các cuộc điều tra và nghiên cứu các khu vực cụ thể tiếp giáp với Đông London đã giúp tôi chọn được một khu đất tiềm năng để đặt nhà máy lắp ghép. Tôi thiết kế một nhà máy cho hệ thống các mô đun xây dựng tiền chế, nó cũng tái sử dụng lớp vỏ của nó bằng việc sử dụng như không gian dự trữ.


Mô hình nhà máy tỉ lệ 1:200

21.jpg

22.jpg

Chòi nghỉ từ két bia

23.jpg

Tôi nghĩ đến ý tưởng thiết kế một chòi nghỉ sẽ mang lại không gian chuyển động và tích cực tại vị trí này. Một phần của thách thức là sử dụng các bộ phận của khu vườn để tạo nên một cấu trúc được làm từ các vật thể mang lại lợi ích của khu vườn và cho phép tái sử dụng vật liệu. Giải pháp của tôi là sử dụng các két nhựa và trồng cây bên trong chúng bằng cách trồng ngược cây xuống dưới tạo thành một đường hầm xanh nơi có thể sử dụng như một không gian lưu trữ hay không gian triển lãm cho nhiều loại cây trong khu vườn.

24.jpg

Nghiên cứu Két bia – Thay đổi chi tiết kỹ thuật để dễ dàng kiểm soát các góc và có thể uốn cong.

25.jpg

Các dạng khác nhau.

Terrance Kim

Sản phẩm cuối cùng của đồ án mô hình

26.jpg

Đồ án nghiên cứu

27.jpg28.jpg
Mô hình nghiên cứu ánh sáng và biểu chất thị giác

29.jpg

Mô hình đồ án thiết kế

30.jpg

31.jpg
Nghiên cứu ánh sáng và vật liệu

32.jpg

Mô hình và mặt cắt

33.jpg

Chi tiết

35.jpg

34.jpg

Wiktor Kidziak

Hiện trạng

36.jpg

Phương án nhà máy in của tôi ở Shoreditch


Sơ đồ công năng

37.jpg

Nhà máy in

38.jpg

Dây chuyền vận hành giấy trong nhà máy


Ý tưởng đầu tiên

39.jpg

Quy trình in

40.jpg

Trong suốt

45.jpg

Đồ án thiết kế nội thất

41.jpg

Mô hình thể hiện tích chất vật lý của ánh sáng

42.jpg

Henry Liu

Mặt cắt bộ máy phân phối

46.jpg

47.jpg
Đồ án thiết kế I

48.jpg


Đường đi

51.jpg

Mặt cắt B-B

53.jpg

Mặt cắt A-A

54.jpg

Bài tập kết thúc khóa học thứ nhất - Kiến trúc vô cơ

Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Olaf Kneer, Marianne Mueller

Khóa học thứ nhất này nhiệm vụ là khám phá sự biến đổi vô cơ để thách thức những quy ước về không gian và vật liệu dẫn đến việc định hướng giữa mô hình không tưởng và công trình thực tế là yếu tố phát triển những hình thái kiến trúc của sự vững chắc, nội tâm và cơ sở bền vững.

Địa điểm của năm nay là Berlin, một thành phố mà trong đó các khái niệm về mặt đất và khoảng không khá là hóc búa. Các sinh viên đã làm việc trên một trong hai khu đất giống hệt nhau, cả hai đều dành để phát triển trung tâm thành phố và các hoạt động chống lại sự xóa bỏ khi hệ tư tưởng thay đổi trong lịch sử đẫm máu của thành phố. Schloßplatz, cho đến gần đây vẫn bị lấn chiếm bởi Cung điện Cộng hòa của GDR ( GDR's Palace of the Republic), có lẽ đây là khu vực bị tranh giành nhất trong quá trình thống thất nước Đức. Theo chương trình học mới của " Sự tái thiết then chốt (Critical Reconstruction)", các phương án quy hoạch dẫn đến sự tranh cãi trong việc phục chế các lâu đài thế kỉ 19. Kulturforum là địa điểm được phát triển ban đầu dựa vào quy hoạch chung của Hans Scharoun - và một phân mảnh nhỏ xíu trong tưởng tượng của ông tạo nên "Stadtlandschaft" ( thành phố cảnh quan) - đã bị lu mờ bởi sự phát triển của Potsdamer Platz kể từ khi bức tường Berlin sụp đổ và mất đi hướng phát triển của nó.

Sinh viên làm việc với các bản thảo và mô hình tính chất tinh thể,cung cấp một kho dữ trữ các hệ thống hìnhdáng và chất liệu. Các thí nghiệm khoa học đã giúp khai thác các đặc tính và khả năng hình thành vật chất và các hiệu ứng cảm giác. Việc xây dựng toàn khối đòi hỏi tập trung vào vấn đề kĩ thuật trong khi các chất vô cơ như cát, xi măng, silicat, đất sét và thạch cao tạo nên một bảng pha màu độc đáo các tính chất của nhựa với nhau.

Tại khu vực chưa tự trị, một số đang tìm cách cải cách tư tưởng về bối cảnh và sử dụng không gian công cộng: từ siêu bảo tàng của Nas, một cơ thể bị nhấn chìm đang nằm tạm trong đám đầm lầy của Berlin, cho đến tòa nhà chiến lược của Akis với cát Berlin để tạo ra một liên kết động giữa các không gian công cộng của thành phố có thể nâng lên và hạ xuống mực nước . Đồ án của Thomas cho giải pháp mặt đất mới bị ảnh hưởng bởi nỗi ám ảnh của Scharoun về tình trạng của Berlin như một thung lũng đóng băng và tiếp tục khám phá kỹ thuật đổ khuôn đất. Từ tình hình ăn mòn và cấu trúc âm vang, Alan lại tạo ra một địa hình của nhiều ý thức hệ khác nhau. Giải pháp của Takamasa là về vật liệu và sự tổng hợp bắt mắt tác động chống lại sự chối bỏ chính trị, lịch sử và văn hóa cùng tất cả những gì tồn tại ở Berlin.

Anna Andrich

1.jpg

2.jpg

3.jpg

Kết nối khoảng không



Berlin phi cấu tạo

5.jpg

Phân tích ánh sáng

6.jpg

7.jpg


Tính chất vật lí của ánh sáng và bóng đổ

8.jpg


Quy luật để tạo ra bóng đ

9.jpg



Định vị ánh sáng

10.jpg

Sara Jaafar

Tái tạo ý tưởng

11.jpg

14.jpg


Không gian công cộng mới ở Alexanderplatz

12.jpg

Chi tiết

13.jpg

Miscia Leibovich

Cung điện gương

15.jpg

16.jpg

17.jpg

18.jpg

19.jpg

Nhân đôi

20.jpg

21.jpg

22.jpg

Ma UV

24.jpg


Akis Pattihis

Der Berliner Wassernplatz: là một đáp án chính xác cho điều kiện địa hình của Berlin: địa chất, vật chất, lịch sử và văn hóa trên cả hai khu đất của đề bài cũng như trên toàn quy mô thành phố.

Cảnh quan và kiến trúc sẽ hòa quyện với nhau để tạo nên một viễn cảnh của Berlin mà giảm thiểu diện tích đất xây dựng, thay vào đó là các không gian bỏ không tạo thành các hồ chứa nước mưa nhờ vậy mà chống lại được sự tàn phá của lũ lụt và biến Berlin thành một quần đảo nổi trên mặt nước.

Điều kiện địa hình của Berlin

25.jpg

Hình ảnh này cho thấy trong quá khứ Berlin từng là khu vực đóng băng nên bây giờ có mực nước rất cao. Vì vậy Berlin có rất nhiều công trình trên mặt nước. Mặt nước ngầm tiếp tục tăng theo thời gian và khi nó được tập hợp lại thành những dòng nước chảy lớn liên tục thì nó trở thành nguyên nhân gây lũ cho thành phố.
Berlin như là một quần đảo nổi trên mặt nước

Berlin như là một quần đảo nổi trên mặt nước

26.jpg

Vì thời kì băng hà của Berlin trước kia, tự bản thân nó là một thành phố được xây dựng trên cát và mực nước ngày càng tăng. Các trận mưa lớn và liên miên tích tụ dần dẫn đến ngập lụt nghiêm trọng trong thành phố. Qua thời gian, các không gian mở, không gian công cộng đang tồn tại sẽ bị đe dọa hoặc biến đổi thành những không gian nước công cộng, và trở thành những bể chứa nước mưa cũng như những không gian thư giãn công cộng.
Berlin như là một thành phố Nước

Quảng trường ở trung tâm Berlin bị biến thành "Quảng trường Nước ".

27.jpg

Der Berliner Wasserplatz

28.jpg

Phác thảo phối cảnh của quảng trường nước


Der Berliner Wasserplatz

29.jpg

Phương án của tôi là xây dựng một công trình công cộng mới trên quy mô địa phương; một " Cung điện cho nhân dân" ở trái tim của Berlin, trên khu đất của Cung điện Cộng hòa cũ và Cung điện thành phố Berlin. Bằng cách khắc trên cát, để lộ mạch nước ngầm, đào bới và bảo vệ bộ móng cũ của Scholoss, một loại hình "không gian nước công cộng" mới được tạo ra, mang đến chức năng mới cho nền móng cũ là nhà tắm công cộng và cho người Berlin thấy viễn cảnh mới của thị trấn cũ. Nó cũng có giá trị như là một thử nghiệm cho cách nhìn của đồ án trên quy mô thành phố, đó là coi Berlin như là một thành phố Nước .


Mặt bằng nhà tắm công cộng

30.jpg

Mặt bằng tầng trệt thể hiện các không gian nước khác nhau trong phương án.

Nội thất phòng tắm nước nóng mùa đông

32.jpg


Berliner Wasserplatz vào mùa đông

33.jpg

Quảng trường nước suốt mùa hè.

34.jpg

Bãi biển Wasserplatz vào mùa hè cũng là trái tim của Berlin và là tụ điểm ưu thích mới của người Berlin.


Takamasa Kikuchi

Tẩy xóa và tổng hợp

35.jpg

36.jpg

37.jpg

38.jpg

39.jpg

40.jpg

41.jpg

36.jpg


Carine Stanton


Nghiên cứu tinh thể CaCO3

42.jpg

Hệ thống đo lường


Tính chất vật lí của các dạng tồn tại trong tự nhiên

43.jpg

Tổng hợp kết cấu bề mặt của tinh thể

Kết luận hình học

44.jpg

Giả thuyết phân mảnh các bề mặt tinh thể

Các dạng phân mảnh

45.jpg

Thử nghiệm tính chất không gian


Phát triển vật liệu bề mặt

46.jpg

Trường dòng và trung tâm cộng đồng


Khảo sát ánh sáng nội thất tại các thời điểm

47.jpg

Kết tinh một cộng đồng

48.jpg

Mô hình tham khảo hiệu quả xã hội của không gian sử dụng ứng dụng hình học tinh thể.

49.jpg

Hiệu quả xã hội của không gian: thời điểm và khoảng cách. Có những thời điểm mà tầm nhìn được xuyên suốt sẽ mang tới sự kết nối xã hội giữa người với người mà không cần xét đến khoảng cách hay sự tương tác vật lý .

50.jpg

Chi tiết mặt đứng thể hiện hiệu ứng về màu sắc và cấu trúc bề mặt của chất liệu là gạch và gạch kính.

51.jpg

Các đường vân của tường gạch phản ánh sự phát triển của một cộng đồng thông qua chất liệu bằng việc sao chép lại đường vân trên bề mặt kết cấu tinh thể, thứ mà bản thân nó là một kết quả của sự phát triển.


Nassim Afshar

manifesto

52.jpg


Alan Chiang

Theo trình trạng xói mòn, một nhà hát công cộng mới được đề xuất ở trung tâm của KulturForum, bao quanh bởi những di sản của thời kì hiện đại của Hans Scharoun và Mies Van Der Rohe. Đồ án này là phương án cải tạo về hình khối và thị giác những phần của lại của kiến trúc có sẵn bằng việc phát triển một hệ thống các hình khối được sử dựng hoặc biến đối từ những hình khối có sẵn, nhằm đạt được sự nhắc lại trong hình thức ở những khối tương phản nhau, đồng thời cũng là một cách chiêm ngưỡng KulturForum mới khi đi bộ xung quanh khu vực.

Các phân tích khoáng sản

53.jpg


Hiệu ứng quang học giải trí

54.jpg

55.jpg

56.jpg

57.jpg

58.jpg

Tổ chức không gian

59.jpg


Hệ thống các hình khối trên mặt bằng

60.jpg

Tomas Pohnetal

Sự biến đổi của thủy tinh

61.jpg

62.jpg


Bề mặt địa hình

63.jpg


Không gian văn hóa

64.jpg


Tầng đá granite

65.jpg

66.jpg

67.jpg

69.jpg

Bố trí bên trong

70.jpg

Kat Scoufaridou

Stadtkrone Berlin

71.jpg

72.jpg

73.jpg

74.jpg

75.jpg

77.jpg

78.jpg

Bài tập kết thúc khóa 2 - Tổ chức các cải cách vi mô

Giáo viên hướng dẫn: Anne Save de Beaurecueil, Franklin Lee

Bài tập lớn 2 được đưa ra nhằm phát kiến một luận đề mỹ học và xã hội mới cho kiến trúc sinh thái, xác định mức phản ứng môi trường của các khối hình học để tổ chức khí hậu và dòng phát triển văn hóa trong trình trạng đô thị bấp bênh. Bài tập này nhằm cố gắng thay đổi cấu trúc tổ chức đô thị để làm hòa giải mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và cơ quan chính phủ, cũng như cố gắng thay đổi hình thức đô thị mục nát đã làm mất đi sự kết nối giữa văn hóa địa phương và môi trường.

Từ bằng chứng của Cách mạng phân tử Félix Guattari và Suely Rolnik tại Brazil, khóa học đã tìm ra cách thức mà cách mạng chính trị vi mô có thể thoát ra khỏi " Những yêu cầu chuẩn hóa" bị áp đắt bởi các nhà tư bản và chính phủ độc tài, để định ra " các phương thức biểu đạt hoàn toàn nguyên thủy" khác. Khóa học phối hợp với các tổ chức vi mô, kết nối giữa cộng đồng và tư nhân để tạo ra cơ sở hạ tầng vi mô nhân tỉ lệ mà trung gian giữa tác động của các hình thái xã hội- kinh tế học chính thức và không chính thức, môi trường và văn hóa.

Sinh viên chọn cho mình một khu đất để làm việc cùng và chịu sự can thiệp của những tác động vi mô đặc thù tại đó. Tại Brazil, một cực vô địch quyền anh thu hút những người vô gia cư để đào tạo tại Học viện Boxing đối kháng của ông dưới cầu cao tốc ở São Paulo; một gái mại dâm bỏ nghề chuyển sang làm một lãnh đạo cộng đồng, đã lập ra một câu lạc bộ bóng đá cho trẻ em khu phố nghèo Glicério; những nhà người truyền giáo tới khu ổ chuột Moinho Fluminese và mở một trại trẻ mồ côi; và tổ chức tự thân của người dân khu ổ chuột Paraisópolis đã đấu tranh quyền biết đọc viết và quyền công dân. Tại Ai Cập, một nhóm khảo cổ Hải dương học mới thành lập trông đợi có thể nghiên cứu chuyên sâu và triển lãm những phần còn sót lại của con tàu chìm Alexandria; giới trẻ ở Sofia, Roma tìm kiếm những vấn đề liên quan đến văn hóa của xã hội định kiến Bungary; và ở Iceland, những nhà môi trường công bố một hậu quả mới trong việc tham nhũng nhiên liệu quốc gia.

Mở rộng những khát vọng của tác động vi mô, sinh viên được đưa ra kế hoạch riêng của họ, "kháng nghị" chống lại chế độ lỗi thời mang tính hình thức hay thẩm mỹ, đưa ra một trình tự xã hội mới để trao quyền cho người dân địa phương. Đối với điều này, khóa học đã thay đổi tổ chức thẩm mỹ, các cuộc đàm phán môi trường để đưa ra những hiệu ứng không gian xuất hiện trong tầm quyển soát cho kiến trúc biểu hiện mà hài hòa kết cấu, khí hậu và các xu hướng tuần hoàn để cải tạo và chuyển đổi nền kinh tế và bối cảnh trì trệ.


Yoo Jin Kim

Các miền tham số

Yoo Jin.Kim-000.jpg


Các miền véc tơ

Yoo Jin.Kim-001.jpg


Mô phỏng dòng chảy

Yoo Jin.Kim-002.jpg


Lưới ẩm

Yoo Jin.Kim-003.jpg



Lưới thích nghi

Yoo Jin.Kim-004.jpg


Mô hình

Yoo Jin.Kim-005.jpg



Thông số hiện trạng

Yoo Jin.Kim-006.jpg


Đường kết mạng vòng

Yoo Jin.Kim-007.jpg



Mô hình thí nghiệm không gian

Yoo Jin.Kim-008.jpg

Tae Young Lee


Moinho_Đô thị đảo

1.jpg


Đô thị đảo

2.jpg



Mặt bằng được tạo từ các thuật toán

3.jpg



Tác động vi mô

4.jpg


Yếu tố môi trường

5.jpg


Bản vẽ 01

6.jpg


Bản vẽ 02

7.jpg

Kết nối bên trong

8.jpg

9.jpg

Mô hình

10.jpg


Vicky Chen


Phối cảnh

24.jpg



Nghiên cứu các miền hấp dẫn

25.jpg



Nghiên cứu các hình thái kiến trúc

26.jpg



Biến đối hiện trạng - Các miền hấp dẫn

27.jpg

28.jpg

29.jpg



Mặt cắt

30.jpg

Hoạt động dưới đường ray xe lửa trên cao

31.jpg

Mô hình

32.jpg


Học viện thể dục Garrido dưới đường ray xe lửa tại Sao Paulo

33.jpg


Yi Yvonne Weng



Khe nứt trên mặt dốc

11.jpg

Mặt bằng hiện trạng

12.jpg

Mô hình các đường nứt trừu tượng

13.jpg

Adel Zakout

Đồ án mang tên Trung tâm Sofia là một trạm xe buýt và tàu hỏa kết hợp với chương trình văn hóa. Nó nằm ở Sofia, Bulgaria, gần với trung tâm thi trấn. Gần mảnh đất của đồ án có một khu ở chuột Roma và có rất nhiều người dính dáng đến pháp luật đang sống xung quanh trung tâm nhà ga hiện nay. Đồ án này nghiên cứu làm sao có thể biến đổi một cơ sở hạ tầng tại trung tâm đô thị đang bị rối loạn chức năng có thể là một chất xúc tác để gắn kết và tương tác xã hội, để buộc hai phần của xã hội lại với nhau mang lại sự hiểu biết văn hóa và chủng tộc mới bằng cách xử lý những tác động vi mô của Hiệp hội Thanh niên Roma ( những người đại diện cho trào lưu gypsy) và ngành giao thông kiểm soát và gây rũy đầu tư từ các cơ sở tư nhân.

Phương án thiết kế

14.jpg

Phát triển hệ thống tham số

15.jpg

Hệ thống mẫu thí nghiệm

16.jpg

Phép chiếu trục đo

17.jpg

Mặt cắt

18.jpg

19.jpg


Các mặt bằng

20.jpg

Hệ thống vỏ đục lỗ

21.jpg

Nội thất

22.jpg

Ngoại thất

23.jpg