Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Kiến trúc đương đại p3

Bảo tàng Hiện Đại kiểu mới của Ando

Lễ khánh thành tòa nhà mới do kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Tadao Ando của Osaka, Nhật Bản vào cuối năm 2002 đánh dấu ngày kỷ niệm thứ 110 của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Forth Worth. Với 53.000 bộ vuông (4.900 m2), không gian trưng bày, kết cấu mới đối với “Bảo tàng Hiện đại”, như những người địa phương đã rõ, là sự ủy nhiệm lớn nhất của Tadao Ando tại Hoa Kỳ cho đến nay.

Mặt tiền của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Fort Worth, Texas, do kiến trúc sư Tadao Ando thiết kế (Ảnh: Elizabeth Bollinger)

Lối vào phía trước bảo tàng rất đẹp và đơn giản nhưng lại che giấu một điều gì vượt ra xa. Từ bên trong hành lang chính, tòa nhà mở lên cao một một bể nước hai mẫu Anh (0,8 hecta) lộng lẫy trong đó phản chiếu ba nhà lều trưng bày nghệ thuật. Bên kia bể nước là một khu vườn rộng mấy mẫu Anh và thành phố gợi cảm hứng về sự tĩnh mịch của thiên nhiên cùng năng lượng của đường chân trời từ xa.

Các tòa nhà trưng bày được xây dựng bằng tường bê-tông khối khắc học đậm nét kết cấu trong khi vẫn dùng để bảo vệ sự sưu tập bên trong. Ando xuất sắc vì công trình bằng bê-tông hết sức tinh tế. Ông giải thích rằng chất lượng công trình này không phụ thuộc vào chính sự pha trộn vật liệu mà đúng hơn là vào ván khuôn trong đó đổ bê-tông. Các ván khuôn gỗ không thấm nước, được tạo tác kỹ xảo là chủ yếu. Ván khuôn của Tadao Ando được đánh vecni để tạo lớp bề mặt nhuần nhuyễn.

Các tòa nhà trưng bày nghệ thuật (Ảnh: krystal.pritchett – flickr)

Một chỉ dấu về sự chú ý tỉ mỉ của Tadao Ando đối với các chi tiết là ông che giấu tất cả những đồ vật gắn kết vào tường như là các công tắc đèn, ổ điện, bảng chỉ dẫn lối ra. Điều này đòi hỏi các không gian âm để đặt các bộ phận có kích cỡ chính xác và được định vị hoàn hảo trong ván khuôn trước khi đổ bê-tông. Bảo tàng Hiện đại đưa ra ví dụ về công trình đẹp của nhà thiết kế/người thợ thủ công này trông đợi và trên đó ông đã xây dựng danh tiếng của mình.

Lối vào Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Forth Worth (Ảnh: Elizabeth Bollinger)
Vòng quanh Bảo tàng

Ando được chọn trong số sáu kiến trúc sư, những người đã thi nhau để thiết kế bảo tàng hiện đại. Sự trình nộp của ông với bốn tòa nhà trưng bày nghệ thuật thẳng hàng dọc theo trục bắc nam, tổng cộng 230.000 bộ vuông (21.000 m2), cùng với 75.000 bộ vuông (7.000 m2) không gian trưng bày. Bảo tàng được xây dựng trên tổng diện tích 153.000 bộ vuông (14.000 m2), bị giảm vì lý do ngân sách nhưng ban tham mưu vẫn giữ sơ đồ gốc với hy vọng một ngày kia, tòa nhà trưng bày nghệ thuật thứ tư sẽ được xây tại cực bắc của tòa nhà này.

Tổng quan về Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Forth Worth (Ảnh: SnapshotsUnmade – flickr)

Bảo tàng có các chức năng dịch vụ dọc theo trục tây - đông trên đó đặt tâm của lối vào chính. Bàn tiếp tân và cửa hàng sách, “Cửa hàng Hiện đại” và cửa hàng quà tặng được bố trí về phía tây của hành lang. Ở mặt phía đông của tòa nhà là một thính đường 250 chỗ ngồi, nhà bếp phục vụ đầy đủ và nhà hàng/quán ăn với một sân thượng ăn tối ngoài trời.

Ở tầng trên là các văn phòng, phòng hội nghị và một trung tâm giáo dục diện tích 5.600 bộ vuông (520 m2) cho các hoạt động nghệ thuật thủ công và các bài diễn thuyết.

Tầng trên của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Forth Worth (Ảnh: Human Wu – flickr)

Tòa nhà đơn giản mà thanh lịch cả về thiết kế lẫn vật liệu. Chỉ có sáu vật liệu là có thể nhìn thấy được: bê-tông, gỗ sồi, kính, đá granit, thép sơn, tường khô. Các màu chỉ có trắng và hai sắc thái của màu xám. Tính đơn giản của bảng màu này mang lại một cảm giác bình yên tương phản với quyền năng được biểu hiện bằng sự đa dạng của không gian và nghệ thuật huy hoàng mà chúng chứa đựng.

Thiết kế dựa trên sơ đồ mô-đun được sắp xếp và kiểm soát kỹ, cung cấp một dấu chân thông thương dễ dàng. Các tòa nhà biến thiên giữa chiều rộng 24 feet (7,3 m) và 40 feet (12,2 m) và toàn bộ sự xây dựng đo theo số gia hai feet (61 cm). Nhịp của các không gian tương phản từ hẹp đến rộng, ngắn đến cao, hộp bê-tông được vây kín cho hộp kính lộ ra rất thích hợp cho sự đa dạng lý thú của nghệ thuật và mang lại cho khách viếng thăm một năng lượng mạnh mẽ.

Đèn treo bên trong Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Forth Worth (Ảnh: kgcab – flcikr)

Các đề tài của Ánh sáng và Nước
Chiếu sáng cũng khác nhau giữa các không gian do ánh sáng bị khuếch tán trong các phòng trưng bày hẹp để phản chiếu ánh sáng vào trong các cánh vòm bằng bê tông của các phòng trưng bày nghệ thuật rộng hơn. Ước muốn ánh sáng tự nhiên được khuếch tán và phản chiếu ảnh hưởng quan trọng lên thiết kế tòa nhà.

Mái bê-tông dầm hẫng che mát cho ngoại thất tòa nhà và cho phép ánh sáng tự nhiên đi vào trong các gian nhà trưng bày thông qua các cửa sổ ở mái thẳng hàng và khoảng tường có hàng cửa sổ. Các cột hình chữ Y cao 40 feet (12 m) chống đỡ các kết cấu đứng chính cho mái. Ando giải thích là chữ Y tượng trưng cho hòa bình và sự nghỉ ngơi giũa sự không ngơi nghỉ trong xã hội ngày nay.

Các cột hình chữ Y ở Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Forth Worth (Ảnh: BD9000 – flickr)

Ở phía cực đông của mỗi tòa nhà trưng bày nơi từ ngoài có thể vào bể nước, một tường kính vây bọc chung quanh hộp bê-tông dùng làm nơi cho khách viếng lưu thông và thư giãn, trông ra thế giới thiên nhiên bên ngoài với đường chân trời thành phố phía bên kia. Yếu tố này gợi nhớ engawa, không gian bao bọc hẹp trong tòa nhà Nhật Bản truyền thống, dùng như sự chuyển tiếp giữa phòng và môi trường bên ngoài.

Hình dạng elip vui tươi là một thương hiệu của công trình gần đây của Ando được hợp nhất hai lần trong thiết kế thẳng. Một gian trưng bày nghệ thuật bằng bê-tông được bao bọc đem lại sự đối thoại khỏe khoắn cho tác phẩm nghệ thuật trong bản thân tòa nhà. Nghệ thuật điêu khắc “Quyển sách có Cánh” mà nằm trong không gian ưu thế này là sự điêu khắc ưa thích của Ando. Hình elip được lặp lại như một hình dạng mở chứa đựng một nhà hàng/quán ăn được vây bọc bằng kính trông ra bể nước.

Các nhà lều được thắp sáng về ban đêm, nhìn xuyên qua bể nước phản chiếu
(Ảnh: Tim Cummins – flcikr)

Bảo tàng mới được đặt tại Quận Văn hóa của Bảo tàng Fort Worth có thể trở thành một trong những quận nghệ thuật nổi tiếng nhất trong cà nước. Nằm trên diện tích 950 mẫu Tây (385 hecta), Bảo tàng mới này là một trong ba bảo tàng nghệ thuật nổi bật do ba người đoạt giải thưởng Pritzker và đoạt huy chương Vàng cuộc Hội Kiến trúc sư Hoa Kỳ. Tòa nhà của Ando nối liền Bảo tàng nghệ thuật Kimbell do Louis I. Kahn thiết kế, và Bảo tàng Amon Carter mới, do Phillip Johnson thiết kế.

Từ bảo tàng Hiện đại đi thẳng qua con đường là bảo tàng Kimbell được nhiều người cho là một trong những công trình tốt nhất của thế kỷ 20. Ando nói ông kinh qua sự phấn thích vĩ đại để xây dựng bên cạnh Kimbell với dụng ý không vượt qua công trình này mà là xây dựng một đường nối cạnh nó”. Một đường nối rõ rệt đó là mỗi tòa nhà đều có một chuỗi những nhà trưng bày dài; tòa nhà của Ando có mái bằng và của Kahn tạo vòm hình thùng rượu.

Café và Bể nước phản chiếu ở Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Forth Worth
(Ảnh: Human Wu – flcikr)

Hai công trình này cũng san sẻ tính đơn giản của vật liệu, việc tạo ra chi tiết lịch thiệp và phẩm chất xây dựng. Thể hiện mối quan tâm đầu tiên rằng tiêu chuẩn xây dựng tại Hoa Kỳ thấp hơn tại Nhật Bản, Ando thỏa mãn với các kết quả và kết luận rằng bảo tàng này là “một trong những tòa nhà hoàn thiện tốt nhất mà ngày hôm nay tôi có thể thực hiện được”.

Ông nói khó mà thực hiện được ý nghĩa thân mật trong một bảo tàng lớn như thế, nhưng ông cảm thấy việc này thành công bởi vì sự cam kết của nhóm dự án. “Mỗi người trong chúng tôi đã thực hiện chức năng vượt ra ngoài vai trò của chúng tôi”, ông giải thích. “Chúng tôi không phải là kỹ sư, kiến trúc sư, nhà thầu và người trông nom bảo tàng mà chỉ là những người đang cố hết sức để làm một công việc tốt”.

Những góc nhìn khác nhau về Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Forth Worth (Ảnh: architour)

Ando nói mơ ước của ông là bảo tàng sẽ được sử dụng như một hạt nhân của cộng đồng, một nơi để cùng đến, hết sức quan trọng trong thế giới công nghệ cao ngày nay. Với bộ sưu tập tuyệt đẹp của nó và trung tâm giáo dục thẩm mỹ, bảo tàng sẽ phục vụ tốt cho cả những ông chủ lẫn thanh niên. Các sân thượng đấu vào bể nước phản chiếu mời mọc những buổi hòa nhạc và những hoạt động ban đêm. Ando nói, “Tôi hy vọng, người ta sẽ hưởng thụ không gian này và muốn có một bữa tiệc nơi đây”.

Trong bảo tàng Fort Worth, một cậu chăn bò và một ông bầu nghệ thuật không chỉ san sẻ cùng một không gian mà họ có thể cảm thấy như là cùng một người. Làm sao để gọi ra đúng lúc là cho trùng lắp những hình ảnh của chàng thanh niên Tadao Ando, một tay quyền anh thu hút và một Ando ngày nay, một nhà thiết kế lỗi lạc và nhạy cảm. Bảo tàng Hiện đại này có một ngôi nhà mới tốt.

Các nhà lều ở Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Forth Worth (Ảnh: Human Wu – flickr)



Trung tâm Georges Pompidou, Paris

Thiết kế: Renzo Piano
Picture

Đây là một trung tâm đa năng nằm ngay trung tâm Paris, trên diện tích 100000 m2. Toàn bộ khu vực ấy đều dành phục vụ cho các ngành nghệ thuật đương đại: âm nhạc, phim ảnh và kịch nghệ. Một không gian mang tính đột phá và linh hoạt, nơi văn hóa giao thoa với môi trường cộng đồng xung quanh.
RELATEDNAME_1
RELATEDNAME_2
RELATEDNAME_3


Quy mô: 100000 m2
Địa điểm: Paris, France
Ý tưởng: Đây là một trung tâm đa năng nằm ngay trung tâm Paris, trên diện tích 100000 m2. Toàn bộ khu vực ấy đều dành phục vụ cho các ngành nghệ thuật đương đại: âm nhạc, phim ảnh và kịch nghệ. Một không gian mang tính đột phá và linh hoạt, nơi văn hóa giao thoa với môi trường cộng đồng xung quanh. Công trình này là một kết quả đồng sáng tác giữa Renzo Piano và Richar Roger. Đây là một cỗ máy vui tươi và đầy màu sắc. Hoàn toàn không “high-tech”, ngược lại rất “art” vì công trình được gắn kết từ nhiều bộ phận lại với nhau. Tất cả những thành phần công năng của công trình, bao gồm lối đi lại và hệ thống máy móc, đều được mang ra phía ngoài và được khoác một bộ áo màu sắc khác nhau. Do vậy, công trình có tận dụng được không gian bên trong rất thoáng, rộng và cực kỳ linh hoạt. Trung tâm Pompidou với hình thức “piazza” của nó (không gian sinh hoạt cộng đồng) đã tạo nên một hình thái công trình đặc trưng về việc đáp ứng được cả chức năng đô thị và xã hội của cộng đồng mà nó phục vụ.
Thời gian hoàn thành: 1971-1977
Giá trị: Kỳ quan thế giới
Tình trạng: Đã xây

































Phi trường Bắc Kinh

Bắc Kinh, Trung Quốc, 2003-2008

Nhà ga phi trường quốc tế mới của Bắc Kinh sẽ là cửa ngõ đối với thành phố khi nó chào mừng các lực sĩ từ khắp nơi trên thế giới đổ về dự Thế Vận Hội lần thứ 21. Tòa nhà của phi trường rộng lớn nhất và tiên tiến nhất thế giới này - không chỉ về kinh nghiệm của khách, hiệu quả vận hành và tính tính bền vững – nó sẽ chào đón và thăng tiến – mái khí động lực vút cao và có dạng hình con rồng của nó sẽ tôn vinh sự bồi hồi cũng như tính thi ca của chuyến bay và khơi dậy các màu sắc, biểu tượng có tính chất truyền thống Trung Hoa.

Mô hình Phi trường Bắc Kinh về đêm (Ảnh: fosterandpartners)

Ảnh phối cảnh Phi trường Bắc Kinh cùng những làn bay (Ảnh: fosterandpartners)

Được bố trí giữa đường băng phía đông hiện có và đường băng thứ ba tương lai, sân ga bao bọc sàn hơn một triệu m2 và được thiết kế để đón tiếp 43 triệu hành khách dự trù mỗi năm và đến năm 2015, tăng lên 53 triệu hành khách. Mặc dù được hình dung trên một quy mô chưa từng có, thiết kế của nó mở rộng trên mô hình phi trường mới do Stanled và Chek Lap Kok xây dựng. Trong ý nghĩa đó, nó tiêu biểu một đỉnh của đường cong học tập. Được thiết kế cho tính linh hoạt tối đa để đối phó với bản chất không dự báo được của ngành hàng không, giống như các tiền thân, nó cũng nhằm giải quyết những sự phức tạp của ngành du lịch hàng không hiện đại, kết hợp tính sáng sủa của không gian với các tiêu chuẩn dịch vụ cao. Những sự nối kết giao thông công cộng được sát nhập một cách đầy đủ, các khoảng đi bộ dành cho hành khách đều ngắn và có sự thay đổi cao trình đôi chút cũng như các lần chuyển đổi giữa các chuyến bay đều được giảm thiểu. Giống như Chek Lap Kok, sân ga mở cho tầm nhìn ra phía ngoài và được quy hoạch dưới một vòm mái thống nhất duy nhất mà các cửa sổ ở mái nhà theo tuyến thẳng – cả hai trợ giúp cho dự định hướng nguồn ánh sáng ban ngày - sự định hình màu sắc chuyển đổi từ màu đỏ sang màu vàng khi hành khách đi xuyên qua tòa nhà.

Phi trường Bắc Kinh (Ảnh: fosterandpartners)

Tòa nhà của sân ga sẽ là một trong những tòa nhà có tính chất bền vững nhất của thế giới kết hợp một phạm vi các quan điểm thiết kế môi trường bị động như cửa sổ ở mái quay về hướng đông – nam – nhận tối đa sức nóng của mặt trời vào lúc sáng sớm và một hệ thống kiểm soát môi trường hợp nhất làm cho sự tiêu hao năng lượng và sự phát ra cac-bon trở nên tối thiểu. Trong thuật ngữ xây dựng, thiết kế của nó tối ưu hóa sự thực hành của vật liệu dựa trên cơ sở tính có sẵn của địa phương, tính chức năng, sự áp dụng các kỹ năng địa phương và sự cung ứng giá thấp. Nổi bật nhất là nó sẽ phải được thiết kế và xây dựng trong chỉ bốn năm.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hàng không Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh
Các nhà tư vấn: Arup, Davis Langdon, Arup, Michel Desvigne, Speirs and Major, Arup, BIAD, BNP Associates Inc, Design Solutions, Logplan GmbH, NACO, Reef U.K.

Một số hình ảnh khác về Phi trường Bắc Kinh (ảnh: fosterandpartners):

Mái lợp của Phi trường Bắc Kinh với những lỗ thông luôn tiếp nhận ánh sáng

Nhà ga Phi trương Bắc Kinh đang được xây dựng





Tác phẩm Voussoir Cloud

Picture

Voussoir Cloud là một tác phẩm kiến trúc lắp ghép của công ty kiến trúc Mỹ Iwamoto Scott, được trưng bày tại Phòng trưng bày SCI-Arc, Los Angeles.
RELATEDNAME_1
RELATEDNAME_2
RELATEDNAME_3


Voussoir Cloud là một tác phẩm kiến trúc lắp ghép của công ty kiến trúc Mỹ Iwamoto Scott, được trưng bày tại Phòng trưng bày SCI-Arc, Los Angeles từ ngày 1/8 đến hết ngày 14/9.

Thiết kế Voussoir Cloud khai thác sự kết nối các logic xây dựng vốn đối lập nhau - thuần túy là ép ra một mái vòm bằng một loại vật liệu cực nhẹ dạng tấm.

Voussoirs là một hình nêm có dạng khối tạo thành mái vòm. Tác phẩm Voussoir Cloud sử dụng hệ thống các module ba chiều, được tạo thành từ những tấm laminate gỗ mỏng như tờ giấy gấp lại dọc theo các đường nối cong. Đường cong tạo ra một dạng dựa vào sức căng bề mặt bên trong để giữ nguyên hình dáng và cho phép duy trì kết cấu tổ ong (xốp) bên trong lớp bao bằng vật liệu tấm.

Kết quả là tạo ra một kết cấu dạng gợn sóng, các module hình lòng chão xếp lại với nhau; theo tự nhiên, tạo ra dạng vòm với bề mặt hơi giống tổ ong. Vì thế, việc đào sâu khám phá dạng tổng thể phụ thuộc vào tính chất hình học của từng chi tiết một và mối liên hệ giữa chúng với các bức từng trong phòng trưng bày.




Tòa nhà chữ Nhân- REN

Thiết kế: SubjectName_1
Picture

Tòa nhà REN được đề xuất làm khách sạn, trung tâm hội nghị và giải trí vào dịp Triển lãm thế giới World Expo tổ chức năm 2010 tại thành phố Thượng Hải. Công trình này gồm hai tòa nhà gộp lại thành một.
RELATEDNAME_1
RELATEDNAME_2
RELATEDNAME_3


Địa điểm:Khu vực tổ chức triển lãm thế giới, Thượng Hải, Trung Quốc
Thời điểm hoàn thành:2010
Giá trị đầu tư ước tính: €1,100m (một tỷ một trăm triệu euro)
Quy mô: Tòa nhà REN : 50.000m²
Các tòa nhà phụ: 500.000m²
Tòa nhà REN được đề xuất làm khách sạn, trung tâm hội nghị và giải trí vào dịp Triển lãm thế giới World Expo tổ chức năm 2010 tại thành phố Thượng Hải. Công trình này gồm hai tòa nhà gộp lại thành một.
Hai tòa nhà trong một
Tòa nhà thứ nhất, nhô lên từ mặt nước dành để vận động thân thể và làm một trung tâm văn hóa dưới nước.
Tòa nhà thứ hai, mọc lên từ đất liền dành cho hoạt động tinh thần, khai sáng và dùng làm trung tâm hội nghị và bố trí các chỗ họp hành.
Hai tòa nhà gộp lại thành một khách sạn có 1.000 phòng và tạo thành mẫu tự Trung Hoa “Nhân”, trở thành một địa điểm được công nhận tại hội chợ thế giới World Expo ở Trung Quốc.
Hai tòa nhà gộp lại thành một tòa tháp và một mái vòm. Mái vòm tạo ra một quảng trường để công chúng tụ tập và dành cho các hoạt động, chính xác là trên trục chính của khu vực tổ chức triển lãm trông ra sông HuangPu. Quảng trường không bị ướt mưa nhưng ánh sáng mặt trời vẫn chiếu qua được từ phương Đông vào buổi sáng và từ phương Tây vào buổi tối.
Một nơi dành cho công chúng
Các khu plaza lớn, được thiết kế với những nét cong, nằm dọc hồ bơi và các khu hội nghị tạo ra một không gian giải trí chung chạy liền dọc bờ sông. Các chỗ hổng hình tròn và các cửa sổ ở mái nhà đưa ánh sáng xuống các thính phòng, các hồ bơi, ở chỗ tòa nhà nhô lên từ mặt sông, các khoảng trống và cửa sổ mái này mỗi lúc một xuất hiện nhiều hơn, cuối cùng, trở thành cửa sổ và hàng hiên cho các phòng khách sạn.
Từ dự án này dấy lên một vấn đề là liệu kiến trúc có thể biểu hiện được bản sắc chính trị kỳ cục của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cùng một lúc hay không? bản sắc của Mao Trạch Đông, Lão Tử và chủ nghĩa tư bản.
“Tòa nhà REN có thể là tháp Eiffel của Thượng Hải.”
Một tấm đá lát theo kiểu mới được chẻ ra làm hai, tạo thành mẫu tự “Nhân” trong tiếng Trung Quốc. Nguyên tắc của Yin Yang, năm yếu tố của Feng Shui đều được lồng vào kiến trúc, tạo ra sự liên kết giữa cái thông thái của tiền nhân và nét ung dung, tự tại đương đại trong văn hóa Trung Hoa.
Tòa nhà REN có thể trở thành tòa tháp Eiffel của Thượng Hải, một bước ngoặt tượng trưng cho việc người dân nước này luôn hướng về cuộc triển lãm tại Thượng Hải năm 2010.


Bảo tàng GUGGENHEIM BILBAO, Tây Ban Nha
Thiết kế: Frank O.Gehry
Picture

Là một trong những công trình gần đây nhất của ông được thực hiện và gây nên nhiều sự chú ‎ý của dư luận trong cũng như ngoài giới kiến trúc. Ông vẫn trung thành với bút pháp quen thuộc của mình, đó là sự tạo hình kiến trúc bằng cách làm cho hình thể của nó ở trong trạng thái vận động và vặn vẹo mãnh liệt, bỏ qua nhiều yêu cầu về sử dụng, tính kinh tế, kỹ thuật.
RELATEDNAME_1
RELATEDNAME_2
RELATEDNAME_3


Địa điểm thực hiện : Tây Ban Nha
Ý tưởng đồ án : Là một trong những công trình gần đây nhất của ông được thực hiện và gây nên nhiều sự chú ‎ý của dư luận trong cũng như ngoài giới kiến trúc. Ông vẫn trung thành với bút pháp quen thuộc của mình, đó là sự tạo hình kiến trúc bằng cách làm cho hình thể của nó ở trong trạng thái vận động và vặn vẹo mãnh liệt, bỏ qua nhiều yêu cầu về sử dụng, tính kinh tế, kỹ thuật (ví dụ: VIỆN ĐẠI HỌC WEATHERHEAD, Los Angeles, California). Công trình được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của máy tính kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của một nghệ sỹ tạo hình có tầm cỡ thế giới. Hiệu quả quan trọng nhất là sức lôi cuốn của những hình thể kỳ dị như những cuộn giấy bạc vừa được thả bung ra với lớp bề mặt được bao phủ bằng titanium luôn phản chiếu ánh sáng mặt trời. Thiên về phương pháp thiết kế “từ ngoài vào”, công trình này còn có thể được xếp vào xu hướng kiến trúc khác như: “Tân biểu hiện”, “Baroque mới”,...
Năm hoàn thành : 1997










Toà nhà T- Husene
Thiết kế: Steven Holl
Picture

Được khơi mở bởi ánh sáng về đêm và bầu trời Scandinavi, những tòa nhà hình chữ T phát huy tối đa không gian cư ngụ chất lượng cao với những cảnh nhìn ra chân trời và hoàng hôn. Tòa nhà hướng xuống dưới từ tầng cao tối đa, đáng nói nhất là cảnh nhìn hoàn hảo, mỗi tháp bao gồm 50 căn hộ theo 22 cấu hình khác nhau từ 73 m2 đến 135m2.
RELATEDNAME_1
RELATEDNAME_2
RELATEDNAME_3


Hạng mục: Năm tòa tháp đa chức năng (thương mại và cư trú), và cảnh quang.
Chủ đầu tư: Ủy Ban Phát triển Thành phố Copenhagen
Diện tích: 38.500 m2
Tình trạng: Thiết kế 2006

Một không gian xanh với nhiều cao trình khác nhau của khu vực thương mại được mở ra nhờ năm tòa tháp luân phiên duyên dáng. Với dự án này Hội KTS Steven Holl đặt ra một ví dụ mới cho những mẩu hình cư trú dựa trên khái niệm hình rỗ đô thị. Để lại phía sau mẩu hình tiêu chuẩn về các tòa nhà cư ngụ, những tòa tháp chữ T duyên dáng này với những mặt dưới sặc sỡ và phản chiếu định hình cho bầu trời trong không gian xanh này.

Được khơi mở bởi ánh sáng về đêm và bầu trời Scandinavi, những tòa nhà hình chữ T phát huy tối đa không gian cư ngụ chất lượng cao với những cảnh nhìn ra chân trời và hoàng hôn. Tòa nhà hướng xuống dưới từ tầng cao tối đa, đáng nói nhất là cảnh nhìn hoàn hảo, mỗi tháp bao gồm 50 căn hộ theo 22 cấu hình khác nhau từ 73 m2 đến 135m2. Cùng lúc đó, môi trường làm việc của không gian thương mại được cải tiến bởi cảnh quang xanh tươi,cho phép thiên nhiên di chuyển từ Amager Fælled xuyên qua Ørestad vào khu vườn xanh ở phía đông.








Trung tâm biểu diễn âm nhạc Zénith
Picture

Được thành phố Strasbourg đặt xây vào năm 2003 thông qua một cuộc thi quốc tế, tòa nhà Zénith trông thật bắt mắt tại châu Âu là sản phẩm thai nghén từ bộ óc thiên tài trong ngành điêu khắc Massimiliano Fuksas, một kiến trúc sư lỗi lạc người Ý gốc Lithunia
RELATEDNAME_1
RELATEDNAME_2
RELATEDNAME_3


Khái niệm Zénith bắt nguồn từ đầu thập niên 80 khi bộ trưởng văn hóa Pháp nhận ra nhu cầu tạo ra những trung tâm giải trí có quy mô lớn trong vùng, tương ứng với nhu cầu văn hóa nhạc pop và rock ngày càng tăng. Philippe Chaix và Jean-Paul Morel là những kiến trúc sư đứng đằng sau công trình Zénith đầu tiên tại Paris, được mở cửa vào năm 1984. Kể từ đó, thêm 14 trung tâm khác đã mọc lên khắp nước Pháp nhưng công trình ở thành phố Strasbourg này là cái lớn nhất.
Được thành phố Strasbourg đặt xây vào năm 2003 thông qua một cuộc thi quốc tế, tòa nhà Zénith trông thật bắt mắt tại châu Âu là sản phẩm thai nghén từ bộ óc thiên tài trong ngành điêu khắc Massimiliano Fuksas, một kiến trúc sư lỗi lạc người Ý gốc Lithunia, ông cũng là người đã thiết kế Tòa tháp đôi ở Vienna, nhiều cửa hàng của Armani trong số đó, có tòa tháp Armani ở Ginza, Tokyo và gần đây hơn cả là Trung tâm hội nghị “Đám mây” ở Rome, nhưng công trình này chưa hoàn thành.
Tòa nhà Zénith-châu Âu tọa lạc tại khu vực triển lãm đang được mở rộng có tên Eckbolsheim, Strasbourg. Được xem như một công trình điêu khắc đơn lẻ, thống nhất và độc lập, tòa nhà này chiếm diện tích mặt bằng là 16.564 mét vuông. Phần mặt tiền làm bằng kim loại dạng ellipsoid quay, xếp lớp, các độ nghiêng khác nhau, tạo ra nét năng động, nổi bật lên nhờ một màng dệt mờ mờ bao phủ khung thép và toàn bộ khu vực biểu diễn âm nhạc.
Những chi tiết nổi ở mặt ngoài tạo nét nhẹ nhàng và biến phần mặt tiền thành một bảng yết thị lớn đảo ngược khi khách bộ hành nhìn vào. Trong ánh sáng ban ngày, tòa nhà trông như một khối đá tĩnh lặng nhưng khi đêm về, những gì bên trong sẽ được truyền ra bên ngoài thông qua lớp màng mờ mờ, toàn bộ tòa nhà trở thành một công trình điêu khắc thay đổi ánh sáng liên tục.
Tuy nhiên, khu vực biểu diễn âm nhạc rộng mênh mông, đầy ấn tượng, và đa năng này có xu hướng gợi người ta nhớ đến kích thước của các rạp xiếc: 10.000 chỗ ngồi được sắp thành vòng tròn trong một khu vực xây theo hình bậc thang, giúp khán giả có thể xem các buổi biểu diễn, nghe nhạc trong điều kiện thật hoàn hảo, thoải mái và an toàn.
Hãng kiến trúc Massimiliano Fuksas chịu trách nhiệm thiết kế nhiều công trình khác nhau trên khắp nước Pháp và hiện nay đang thực hiện một công trình Zénith khác ở Amiens. Việc xây dựng khu biểu diễn âm nhạc có sức chứa 6.000 chỗ này đang được xúc tiến tại miền Bắc nước Pháp: vào đầu năm 2009, những cánh cửa của trung tâm biểu diễn âm nhạc Zénith thứ 16 sẽ mở ra.